Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai cường quốc thế giới?Thực sự rằng những năm gần đây TQ phát triển không ngừng để đuổi kịp các đế quốc. Nhưng hiện không biết sẽ đi đến đâu. Cùng vietbf.com khám phá thêm.
Hãy quên đi một Trung Đông nhỏ hẹp liên tục xảy ra xung đột chỉ vì những vấn đề về tín ngưỡng và sắc tộc, chính châu Á Thái Bình Dương rộng lớn và giàu có mới là lò lửa lớn nhất thế giới trong thế kỷ 21.
Thế giới năm 2015 đang chứng kiến một trong những bước ngoặt lớn nhất về địa chính trị toàn cầu trong thế kỷ 21, khi mà đây được xem là năm bản lề cho sự kiện đã được nhiều nhà nghiên cứu nhắc đến trong suốt nhiều năm qua: sự trỗi dậy của châu Á. Không mất nhiều thời gian để nhận ra rằng châu Á sẽ là động lực tăng trưởng trong tương lai của toàn thế giới, và nó buộc những cường quốc hàng đầu thế giới phải quan tâm đến châu lục phương Đông nhiều hơn bao giờ hết.
Năm 2015 cũng được cho là năm mà Mỹ sẽ giải quyết những vấn đề tồn đọng của mình để tập trung hoàn toàn vào khu vực châu Á. Hãy quên đi một Trung Đông nhỏ hẹp liên tục xảy ra xung đột chỉ vì những vấn đề về tín ngưỡng và sắc tộc, chính châu Á Thái Bình Dương rộng lớn và giàu có mới là lò lửa lớn nhất thế giới trong thế kỷ 21.
Những người thức thời nhất trong thế kỷ 20, tiêu biểu như cố vấn của tổng thống Mỹ Carter – Brezinsky, đều thống nhất với nhau về một điểm chung sẽ chi phối thế giới trong thế kỷ 21, đó là sự trỗi dậy của châu Á. Xét về diện tích, quy mô, tiềm lực và dân số, thì châu Á và đặc biệt là châu Á Thái Bình Dương mới là khu vực đứng đầu trên thế giới về những thuận lợi tăng trưởng kinh tế.
Phần còn lại của thế kỷ 20 kể từ khi những dấu vết cuối cùng của chủ nghĩa thực dân phương Tây biến mất khỏi khu vực này, là khoảng thời gian cần thiết để các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương hàn gắn những vết thương và hồi phục trở lại, trước khi chính thức tung cánh trong thế kỷ 21.
Chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Mỹ Bill Clinton vào năm 2000 được xem như sự kiện biểu tượng đánh dấu chấm hết cho sự hiện diện cuối cùng của việc phương Tây can thiệp quân sự vào khu vực này, để mở ra một giai đoạn mới, trong đó châu Á - Thái Bình Dương tăng tốc trong cuộc đua phát triển kinh tế.
Sự quan tâm đến châu Á - Thái Bình Dương của phương Tây, mà tiêu biểu là Mỹ, bị xao nhãng đi đôi chút khi vụ tấn công tòa tháp đôi 11/9/2001 đã dẫn đến hai cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq. Trong suốt gần 15 năm kể từ sau sự kiện thảm khốc đó, nước Mỹ bị lún vào vũng lầy mang tên Trung Đông và thậm chí có vẻ như là Washington sẽ không bao giờ có thể rút chân ra khỏi đó.
Nhưng một số người thì không thật tin điều đó. Xét về quy mô và các tác nhân có thể gây ra xung đột, cùng hậu quả khi cuộc xung đột nổ ra, thì Trung Đông không bao giờ có thể bì nổi với châu Á - Thái Bình Dương. Những cuộc xung đột ở Trung Đông gói gọn trong hai nguyên nhân chính là sự khác biệt về tôn giáo và sắc tộc, quy mô kinh tế và tiềm lực của các quốc gia Trung Đông cũng không quá lớn và kém xa về mọi mặt so với một châu Á - Thái Bình Dương khổng lồ.
Trung Đông chưa bao giờ trở thành một mối đe dọa toàn cầu, trong khi chỉ với việc Nhật Bản có thể chiếm đóng cả châu Á - Thái Bình Dương trong thế chiến thứ hai đã khiến cả phương Tây phải toát mồ hôi. Một khi sự cố xảy ra, thì khu vực đáng lo ngại nhất phải là châu Á Thái Bình Dương, chứ không phải Trung Đông.
Và thực tế cũng đã chứng minh, những vấn đề ở châu Á Thái Bình Dương hiện tại rộng lớn và phức tạp hơn Trung Đông rất nhiều. Ba trong số bốn cường quốc kinh tế lớn nhất châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc nằm ở châu Á - Thái Bình Dương cùng hàng loạt các nền kinh tế hùng mạnh khác.
Những vấn đề chủ chốt ở khu vực này cũng không đơn thuần là xung đột về tín ngưỡng và sắc tộc một cách tầm thường như ở Trung Đông, mà là một cuộc chiến phức tạp về kinh tế, chính trị và quân sự. Sự trỗi dậy của cường quốc lớn nhất khu vực là Trung Quốc đang kéo theo một chuỗi dài những nguy cơ biến khu vực này trở thành điểm nóng trên toàn cầu.
Chuyện sẽ có một Nhật Bản thứ hai tìm cách thâu tóm cả khu vực bằng vũ lực như trong thế kỷ 20 là điều khó có thể xảy ra, nhưng khả năng một cuộc xung đột trên diện rộng có thể đưa cả khu vực năng động nhất của kinh tế thế giới vào lò lửa là điều có thể xảy ra. Và những cường quốc như Mỹ cần ngăn chặn khả năng ấy.
Không cần nhìn đâu xa để có thể hình dung ra những nguy cơ tiềm ẩn ở châu Á - Thái Bình Dương, nó thể hiện ở ngay trong lĩnh vực chi tiêu quân sự. Trong năm 2014, mức chi tiêu quân sự trên toàn cầu đã giảm 0,4% so với năm 2013, nhưng riêng châu Á mức chi tiêu này lại tăng đến hơn 5%.
Cùng với châu Đại Dương, châu Á đã đạt mức chi tiêu quốc phòng kỷ lục là 439 tỷ USD, trong đó chỉ riêng Trung Quốc đã gia tăng hơn 9,7%. Các nước đang có nguy cơ bị cuốn vào cuộc xung đột về lãnh thổ với Trung Quốc trong khu vực như Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng gia tăng ở mức trung bình xấp xỉ 2%.
Dễ dàng nhận ra hầu hết các nước tăng cường chi tiêu quốc phòng mạnh mẽ nhất ở châu Á - Thái Bình Dương đều là những nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, và buộc phải trang bị như một cách đối phó với sự trỗi dậy của cường quốc lớn nhất khu vực này.
Việc các quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương tăng cường chi tiêu quốc phòng đang khiến khu vực này trở thành một trong những nơi được vũ trang nhất trên toàn cầu, và những nguy cơ xung đột thì không hề có dấu hiệu giảm đi mà còn đang tăng lên chóng mặt. Tình hình căng thẳng đến mức chỉ cần một tia lửa nhỏ cũng có thể thổi bùng lên ngọn lửa xung đột trên toàn khu vực.
Và điều này có thể đẩy cả thế giới và nền kinh tế toàn cầu vào một cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất. Và một khi xung đột trên diện rộng đã xảy ra, thì không ai có thể dám chắc việc một cường quốc nào đó – chẳng hạn như Trung Quốc – lại không đi theo hướng đi mà Nhật Bản đã chọn trước thế chiến thứ hai. Trung Đông chưa bao giờ có thể là nguyên nhân châm ngòi cho một cuộc thế chiến, còn châu Á - Thái Bình Dương thì có thể.
Nhàn Đàm (theo The Diplomat)