Hồi năm 2013, Trung Quốc đă vấp phải chỉ trích mạnh mẽ từ Nhật Bản và Mỹ khi thiết lập một Vùng nhận dạng hàng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, theo đó yêu cầu các máy bay phải báo cáo nhận dạng tới Bắc Kinh. Ở thời điểm đó, Mỹ đă phản ứng bằng cách điều các máy bay ném bom B-52 tới vùng biển trên để biểu dương lực lượng.
Liên quan đến vấn đề biển Đông, cũng trong ngày 12/5, phát biểu tại Washington, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho rằng các nước cần phải có hành động khẩn cấp tại các vùng biển này. “Chúng ta phải nhanh chóng làm ǵ đó để giảm thiểu hoạt động cải tạo đất quy mô lớn dẫn đến việc Trung Quốc sẽ kiểm soát thực tế biển Đông” – ông del Rosario cho biết tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) ở Mỹ. Theo Ngoại trưởng Philippines, ông có mặt tại Washington “để xem quan hệ đối tác giữa Mỹ và Philippines có thể làm ǵ hơn” nhằm ngăn chặn Trung Quốc “chiếm giữ biển Đông nhiều nhất có thể”.
Những h́nh ảnh từ vệ tinh gần đây cho thấy, từ khoảng tháng 3/2014, Trung Quốc đă tiến hành hoạt động cải tạo đất tại 7 địa điểm trên quần đảo Trường Sa và đang xây dựng một một sân bay quy mô quân sự trên một đảo nhân tạo và có thể sẽ xây thêm một đảo thứ 2 trên một đảo khác. Những h́nh ảnh khác cũng cho thấy Bắc Kinh đang làm việc để mở rộng một sân bay khác để đáp ứng chiều dài quân sự ở quần đảo Hoàng Sa. Theo một ước tính của Mỹ, tổng diện tích đất mà Trung Quốc đă cải tạo trên biển Đông đă lên đến khoảng 2.000 mẫu.
VietBF© Sưu tập