Người Việt đông đảo tập trung làm nail ở rât nhiều nơi ở Hoa Kỳ. Trong bài viết sau th́ có vẻ như New York là nơi được nhiều người Việt làm Nail chọn. Cùng vietbf.com đọc bài viết rất hay này nhé.
Đối với người gốc Việt, câu hỏi cần nêu lên là yếu tố nào ngăn cấm những chủ tiệm nail gốc Hoa tại đó không bành trướng thương vụ của họ qua những tiểu bang khác, nơi mà giá làm nail cao hơn? Dĩ nhiên không có ǵ ngăn cấm họ cả.
Bài NGUYỄN ĐẠT THỊNH
Lư do khiến nghề nail Việt Nam không thịnh hành tại New York là không cạnh tranh nổi với kỹ nghệ nail của người gốc Hoa, và nguyên nhân không cạnh tranh nổi là giá làm móng tay của những tiệm người gốc Hoa quá rẻ; phóng viên tờ The New York Times đi dọ giá 105 tiệm nail New York và t́m ra giá trung b́nh là trên dưới $10.50 cho mỗi bộ nail, trong lúc giá làm nail tại những thành phố khác cao gấp đôi.
Cô thợ nail người Hoa chấp nhận nhiều điều kiện thiệt tḥi như làm dài giờ, làm không lương, chỉ sống bằng tiền típ, và sống rất kham khổ.
Từ 8 giờ sáng các cô tập trung tại nhiều điểm hẹn để được xe Van đến đón đi làm; tối xe lại đưa các cô trở về, ngày làm việc thường dài từ 10 đến 12 tiếng đồng hồ.
Thợ nail bị bóc lột tại New York
H́nh chụp ngày thứ Hai, 11 tháng 5, 2015 bên ngoài một tiệm làm móng tay ở Greenwich Village tại thành phố New York. Trong cùng ngày, Thống Đốc Andrew Cuomo của tiểu bang New York đă ban lệnh bảo vệ khẩn cấp những thợ làm nail, sau khi nhật báo New York Times đăng một bài phóng sự điều tra cho thấy nhiều người thợ bị bóc lột sức lao động, mà đa số là người Trung Hoa sống bất hợp pháp tại Mỹ. Có người không được trả lương hoặc chỉ nhận lương $1.50 một ngày. (H́nh: Andrew Burton/Getty Images)
Cô Jing Ren, 20 tuổi, mới từ Trung Quốc qua, là một trong những người thợ nail New York bị chủ bóc lột; tiệm nail cô làm nằm trong khu strip mall Long Island; cùng các bạn đồng nghiệp khác, cô đứng chờ xe trên lề đường, tay xách hai bịch ni lông, một bịch là hộp cơm trưa, bịch kia là bộ đồ nghề làm nail, mà mỗi cô thợ đều sắm riêng, và đem theo mỗi khi thay đổi chỗ làm việc.
Cô có trong túi tờ giấy $100 Mỹ kim xếp tư thẳng thắn để nộp cho chủ tiệm, v́ cô là thợ mới, phải trả tiền học nghề.
Thông thường thời gian học nghề là ba tháng; sau thời gian này, cô được lănh lương -mỗi ngày $30. Đa số thợ nail là phụ nữ Á Đông, nước Mỹ hiện có trên 20,000 tiệm nail; riêng tại New York đă có đến gần 2,000 tiệm.
Xe Van đưa đón các cô thợ nail đi làm. (The New York Times)
Tờ nhật báo The New York Times, vừa đăng một phóng sự nêu lên tệ trạng các chủ tiệm nail bóc lột nhân công; phóng viên tờ báo này sử dụng đến bốn thứ ngôn ngữ để phỏng vấn 150 người, vừa chủ, vừa thợ nail; họ t́m ra là tuyệt đại đa số thợ nail lănh lương thấp hơn lương tối thiểu, một số thợ mới, làm việc không lương.
Tờ báo tố cáo chủ nhân ngược đăi công nhân, trừng phạt công nhân bằng cách lấy tiền típ của họ, mỗi khi họ sơ xẩy phạm lỗi, dù những cái lỗi thật nhỏ, đôi khi c̣n đánh đập công nhân nữa. Chủ nhân đặt máy video kiểm soát công nhân trong lúc họ làm việc. Những vi phạm như vậy thường không bị cơ quan hữu trách trừng phạt.
Cũng như báo Việt ngữ, báo Hoa ngữ tràn ngập lời rao cần thợ nail, như hai tờ Sing Tao và World Journal; ngày nào cũng bỏ ra vài trang đăng những lời rao cần thợ nail. Điển h́nh về lương bổng chủ tiệm trả cho thợ là lời rao của tiệm NYC Nail Spa -trong vùng Tây Bắc Manhattan- đăng là tiệm sẽ trả lương cho thợ mới vào nghề $10 mỗi ngày.
Một cô thợ gốc Việt đang làm móng chân cho khách. (The New York Times)
Thợ nail đưa nhiều chủ tiệm ra ṭa v́ bị ngược đăi quá đáng, như chủ một tiệm nail tại East Northport, N.Y., bị kiện v́ bắt công nhân làm đến 66 tiếng đồng hồ mỗi tuần, mà chỉ trả thợ có $1.50 mỗi tiếng đồng hồ; chủ một tiệm khác tại khu Harlem bị thưa v́ không trả lương thợ những ngày ế ẩm, và bắt thợ trả tiền uống nước do tiệm cung cấp. Chủ một hệ thống tiệm nail tại Long Island bị kiện v́ chửi thợ, và đá họ chỉ v́ họ ngồi nghỉ trên những chiếc ghế làm móng chân tiện nghi.
Năm ngoái tờ The New York Times yêu cầu Sở Lao Động tiểu bang New York cho họ biết những biện pháp Sở áp dụng để bắt buộc các chủ tiệm nail tôn trọng luật lao động; kết quả là thanh tra lao động đến điều tra 29 tiệm nail và t́m ra 116 vi phạm.
Trong số trên 100 người thợ nail tiếp xúc với tờ The New York Times chỉ có khoảng 1/4 xác nhận họ được trả lương bằng với mức lương tối thiểu; và gần như toàn thể những người này nói họ không được trả tiền làm overtime.
Do đồng lương quá hẹp ḥi, cuộc sống của người thợ nail vô cùng chật vật; họ ngủ trên giường hai tầng, trong những căn apartment tồi tàn, sống chung với hàng chục người khác.
Cô Ren làm tại tiệm Bee Nails, một tiệm sang trọng tại Hicksville, N.Y., với ghế da có trang bị iPads cài trên những ống sắt dễ dàng xê dịch, để khách hàng chọn chương tŕnh họ thích coi trong lúc làm nail. Khách ít nói chuyện với cô, v́ khả năng Anh ngữ của cô rất kém; không ai biết tên cô, họ gọi cô là Sherry, cái tên khắc trên miếng kim khí cô đeo trước ngực áo.
Cô cắm cúi hớt đi những lớp da chai cứng dưới mỗi gót chân, hoặc đóng quanh những móng tay của khách.
Mỗi tối cô trở về căn apartment một pḥng ngủ cô share với một cô chị họ; ông bác cô -bố của cô chị họ- là chủ mướn căn apartment này, ngoài gia đ́nh đó và cô c̣n có thêm ba người khác ở trọ.
Gia đ́nh chủ nhà giữ căn pḥng ngủ; cô Ren và ba người khách trọ ngủ ngoài pḥng khách, mỗi chiếc giường đôi được che màn treo từ trần nhà phủ xuống đến sàn nhà.
Mỗi lần họ bật đèn sáng trong khu bếp là đàn gián vài chục con chạy loăng quăng t́m chỗ trốn. Các cô thợ nail người Hoa cũng không thích xuất hiện dưới ánh sáng pháp lư, v́ đa số các cô đều trong t́nh trạng di trú bất hợp pháp.
Yếu tố này và khả năng Anh ngữ giới hạn khiến các cô đành lép vế, chịu đựng sự ngược đăi và bóc lột của người chủ tiệm.
Cô Nicole Hallett, giảng viên tại Yale Law School nhận định, "Chúng ta ham giá rẻ, mà không ư thức được cái giá rất đắt người thợ nail phải trả."
Nhưng dù có ư thức được số phận hẩm hiu của người thợ nail, cô Hallett cũng không làm ǵ được để trả lại cho họ sự công bằng mà những người trí thức Hoa Kỳ chủ trương.
Anh Lian Sheng Sun -tên Mỹ là Howard- chủ tiệm nail, và là boss của cô Ren, phủ nhận là anh không làm ǵ bất hợp pháp, nhưng cuối cùng anh nhận là có trả lương không đủ cho cô; tuy nhiên anh vẫn chống chế căi là làm thương măi, anh chỉ có thể trả lương thợ theo mức lợi tức họ đem lại cho tiệm. Anh c̣n nhân nghĩa nói là anh giúp đỡ người đồng hương cho họ có job làm trong lúc chân ướt chân ráo mới đến Hoa Kỳ.
Anh Roger Liu, 28 tuổi, cũng người gốc Hoa, chủ tiệm Relaxing Town Nail and Spa tại Huntington Station, N.Y., chỉ cho phóng viên thấy một cô thợ nail, khoảng 50 tuổi đang vui vẻ ca hát trong lúc vắng khách; anh giải thích, "Họ không bất hạnh, không buồn khổ như mọi người tưởng đâu. Họ vui vẻ chấp nhận số lương tôi phát cho họ."
10 tiếng đồng hồ cặm cụi mỗi ngày, để tối về chia một góc apartment với 5 người khác. (The New York Times)
Cô thợ nói với anh phóng viên cô mới vào làm và chưa được lănh lương.
Nhiều cô thợ nail than là tiền gửi giữ con nuốt hết nửa tiền lương của họ, v́ họ phải gửi con suốt 6 ngày liên tục mỗi tuần, chỉ ngày nghỉ mới đem con về, mẹ con hú hí. Cô nói cô muốn đem con về mỗi tối, nhưng sau nhiều đêm con khóc, mẹ thức trắng, ngày hôm sau không đủ sức ngồi sơn móng tay, móng chân cho khách suốt 10 tiếng đồng hồ, hoặc dài hơn nữa.
Cũng có nhiều tiệm chia tiền lợi tức với thợ -như những tiệm trong hệ thống Envy Nails; cô Nora Cacho làm trong hệ thống này và được chia 50% tiền lợi tức cô làm ra trong tháng; mỗi tuần làm việc 66 tiếng đồng hồ, cô lănh trung b́nh khoảng $200, tuần nào khá được $300 -tính bổ đồng $3 mỗi giờ làm việc; nhưng cô đang cùng với nhiều đồng nghiệp kiện Envy Nails.
Bà Qing Lin, 47 tuổi làm nail từ 10 năm nay tại khu Upper East Side kể lại chuyện bà lỡ tay làm đổ thuốc chùi sơn móng tay trên áo một bà khách, khiến bà chủ phải đền khách $270. Số tiền này trừ vào lương bà Lin, và sau đó bà bị cho nghỉ việc.
Đối với người gốc Việt, điểm quan trọng nhất trong những đặc tính sinh hoạt của nghề nail tại New York là giá rất thấp; và câu hỏi cần nêu lên là "yếu tố nào ngăn cấm những chủ tiệm nail gốc Hoa tại đó không bành trướng thương vụ của họ qua những tiểu bang khác, nơi mà giá làm nail cao hơn?" Dĩ nhiên không có ǵ ngăn cấm họ cả.
T́m thị trường thuận lợi cho business là ưu tư hàng đầu của mọi thương gia, và nếu những tiệm nail của người gốc Hoa tràn xuống California hay Texas th́ mức độ tranh thương sẽ khốc liệt đến mức nào?
California hiện có gần 400,000 thợ nail có license hành nghề, và có khoảng 75% tiệm nail do người gốc Việt đứng làm chủ; quy chế thù lao cho công nhân tương đối công bằng hơn các tiệm tại New York.
Lợi tức trung b́nh của người thợ nail là trên dưới $3,000/tháng, và tùy thuộc vào số giờ làm việc nên thợ nail gốc Việt không ca thán, v́ phải làm việc dài giờ.
Họ có cuộc sống vật chất tương đối đầy đủ chứ không quá chật vật như những người thợ gốc Hoa làm việc tại New York.
Nguy cơ tranh thương với các tiệm New York di dời về những tiểu bang đông người gốc Việt cư ngụ nêu lên câu hỏi thứ nh́: công nhân và chủ tiệm nail gốc Việt có cần tạo ra những nghiệp đoàn, những hiệp hội để chung sức bảo vệ quyền lợi của ḿnh chăng? (nđt)