Một sự thật hăi hùng đối với những phụ nữ bị phiến quân Boko Haram ở Nigeria bắt cóc. Tất cả họ đều trở thành nô lệ "toàn phần" cho chúng, nhiều người không chịu nổi đă chết, nhiều người đang mang thai hoặc có con nhỏ mà không biết cha chúng là ai. Hầu hết bọn họ khi được giải cứu đều đang trong tâm trạng hoảng loạn.
Thoát khỏi địa ngục
Asabe Aliyu mới 23 tuổi nhưng đă là mẹ của 4 đứa con, từng sống ở làng Delsak, gần thị trấn Chibok. Cô là 1 trong số 275 phụ nữ, trẻ em vừa được quân đội Nigeria giải cứu. Họ được t́m thấy trong rừng Sambisa, thành tŕ cuối cùng của nhóm Hồi giáo cực đoan Boko Haram, cũng là nơi quân đội Nigeria đă giải cứu được hơn 677 trẻ em gái và phụ nữ trong khi phá hủy hơn 10 trại của quân nổi dậy hồi đầu tháng 5-2015. Tuy nhiên, không ai trong số này thuộc nhóm 200 nữ sinh bị bắt cóc ở Chibok hồi năm ngoái làm khuấy động dư luận toàn thế giới.
Asabe yếu và nôn ra máu, một dấu hiệu của nội thương khi cô tṛ chuyện với phóng viên tại trại tị nạn ở Yola, thủ phủ của vùng đông bắc Adamawa của Nigeria. Cô kể việc đánh đập là chuyện thường ngày trong trại của phiến quân Boko Haram. Những kẻ khủng bố thay nhau cưỡng bức cho đến khi Asabe mang thai. “Tôi bị bắt cóc cách đây 6 tháng khi ngôi làng Delsak của chúng tôi bị quân Boko Haram tràn đến. Tôi bị đưa đến một khu rừng gần Cameroon. Họ biến tôi thành một cỗ máy t́nh dục. Bây giờ, tôi mang thai và không thể xác định cha đứa bé là ai”.
Phụ nữ và trẻ em được quân đội giải cứu từ rừng Sambisa, thành tŕ của Boko Haram
Mỗi người trong số 275 phụ nữ bị Boko Haram bắt cóc và giam giữ lại mang một nỗi đau riêng. Một số người kể rằng họ đă băng rừng suốt 3 ngày trước khi được giải cứu và cuối cùng đến được Yola. Khuôn mặt của họ xanh rớt, bụng chướng lên - dấu hiệu của suy dinh dưỡng lâu ngày. Có những người không thể tự đi, phải nhờ người khác d́u v́ kiệt sức và đói.
Lami Musa là nhóm đầu tiên được đưa tới trại tị nạn Malkohi ở Yola. Cô mới sinh được 3 ngày, trông rất ốm yếu. “Họ bắt cóc cả gia đ́nh tôi và giết chết chồng tôi ở rừng Kilkasa khi tôi mang thai 4 tháng. Họ đưa chúng tôi đến rừng Sambisa, di chuyển nhiều ngày mà không có thức ăn, nước uống”. Hay trường hợp khác là Maryamu Adamu, một phụ nữ trẻ ở Minchika, bang Adamawa bị bắt cóc 9 tháng trước và đưa đến rừng Sambisa tâm sự: “Hiện không rơ số phận chồng và 2 đứa con ra sao, dù sao tôi vẫn cảm thấy may mắn v́ vẫn c̣n sống”.
Làm lá chắn sống v́ bị “tẩy năo”
Mặc dù thành công trong việc đưa phụ nữ và trẻ em từ những trại lính đầy chết chóc đến nơi an toàn nhưng các quan chức an ninh Nigeria cho rằng, sẽ là sai lầm chết người khi nghĩ rằng các nạn nhân này đều căm thù phiến quân, rằng không ai trong số họ có cảm t́nh với Boko Haram. Những ǵ đă trải qua trong thời gian bị bắt giữ, sau đó là kết hôn và có con sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lư của một số người, điều này người ta vẫn gọi là bị “tẩy năo” hay “Hội chứng Stockholm”. Thực tế cho thấy, trong trận chiến tại Sambisa, một số phụ nữ bắn vào lực lượng giải cứu. Boko Haram coi số phụ nữ này là lá chắn sống cho các chiến binh.
Một binh sỹ giấu tên kể với The Daily Beast rằng họ đă sốc khi chứng kiến một số phụ nữ nổ súng vào quân đội chính phủ đến cứu họ vào tuần trước. 7 binh sỹ thiệt mạng và 12 phụ nữ phía bên kia bị giết. “Có thể họ đă gắn bó t́nh cảm với những chiến binh”, Yusuf Mohammed, một chuyên gia cứu giúp trẻ em ở Maidaguri, một thành phố lớn ở đông bắc Nigeria nói. “Trong quá tŕnh làm việc, tôi đă gặp vợ một số chiến binh, họ vẫn nói về chồng của họ, cùng với đó là những cựu “chiến binh trẻ em” tâm sự rằng vẫn nhớ đến cuộc sống ở các trại lính”.
therealrtz © VietBF