Dù hầu như Trung Quốc chẳng có bằng chứng lịch sử nào, nhưng TQ luôn khẳng định "Bắc Kinh có chủ quyền lịch sử không thể tranh căi”
Chiến lược “pháp lư” của Trung Quốc khi đ̣i chủ quyền trên biển Đông là lập luận đó.
Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng bất hợp pháp năm 1974 - Ảnh: PhilStar
Trong bài viết với tựa đề Fact, fiction and the South China sea (Sự thật, hư cấu và biển Đông) trên tờ Asia Sentinel, nhà báo BBC kỳ cựu Bill Hayton nhận định chiến lược “pháp lư” của Trung Quốc khi đ̣i chủ quyền trên biển Đông là lập luận "Bắc Kinh có chủ quyền lịch sử không thể tranh căi”.
Tuy nhiên trên thực tế hầu như chẳng có bằng chứng lịch sử nào cho thấy Trung Quốc từng kiểm soát quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông trong quá khứ.
Nhà báo Bill Hayton cho biết một số tài liệu ủng hộ chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông chủ yếu dựa vào “bằng chứng lịch sử” từ một số nghiên cứu xuất bản bằng tiếng Anh trong thập niên 1970.
Đó là cuốn Contest for the South China sea (Cạnh tranh ở Nam Hải) của các tác giả Hungdah Chiu, Choo Ho Park, Marwyn Samuels, China’s ocean frontier (Biên giới biển của Trung Quốc) của Greg Austin. C̣n phải kể đến hai tài liệu do tác giả Jianmeng Shen xuất bản năm 1997 và 2002.
Trang Google Scholar thống kê 73 tài liệu nghiên cứu về biển Đông trích lại sách của Chiu và Park. Có tới 143 nghiên cứu khác trích dẫn sách của Samuels. Nghiên cứu của các tác giả Jianmen Shen hay Chi Kin Lo trích dẫn rất nhiều thông tin từ các sách này, đồng thời lại được các tài liệu khác trích dẫn lại hàng trăm lần.
Đây là những tài liệu tiếng Anh thuộc vào loại đầu tiên giải thích cho độc giả nói tiếng Anh về lịch sử tranh chấp biển Đông nhưng đều có những điểm sai sót chung không thể chấp nhận được. Điều nguy hiểm là chúng trở thành nguồn tài liệu tham khảo cho chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới.
Những ấn phẩm đầu tiên
Những tài liệu tiếng Anh đầu tiên về tranh chấp chủ quyền biển Đông xuất hiện ngay sau cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974, khi quân đội Trung Quốc xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa do chính quyền Việt Nam cộng ḥa kiểm soát.
Các phân tích đầu tiên do tạp chí Far Eastern Economic Review đăng là của tác giả Cheng Huan, khi đó là một sinh viên luật người Malaysia gốc Hoa sống ở London (Anh). Hiện ông Cheng Huan là một chuyên gia luật có tiếng ở Hong Kong.
Khi đó ông Cheng Huan viết: “Chủ quyền lịch sử của Trung Quốc đối với Tây Sa được chứng minh một cách đầy đủ bằng tài liệu lịch sử, bắt nguồn từ quá khứ cổ đại. Không quốc gia nào khác có thể chống lại được đ̣i hỏi chủ quyền này”.
Phán quyết của một sinh viên non nớt được tác giả Chi Kin Lo trích dẫn hùng hồn như một chân lư trong cuốn sách China’s policy toward territorial disputes (Chính sách của Trung Quốc đối với các tranh chấp lănh thổ) năm 1989.
Các nghiên cứu học thuật xuất hiện đầu tiên vào năm 1975, bao gồm tài liệu của tác giả Tao Cheng do tạp chí Luật quốc tế Texas đăng và tác phẩm của Chiu và Park. Một năm sau đó, Viện Nghiên cứu châu Á ở Hamburg (Đức) đăng bài viết của học giả Đức Dieter Heinzig.
Tài liệu của Tao Cheng chủ yếu dựa vào các nguồn tham khảo từ Trung Quốc, bao gồm các tạp chí thương mại xuất bản vào thập niên 1930 như Tin tức đối ngoại hay Tạp chí Tân Á ở Thượng Hải, Minh báo của Hong Kong, Tạp chí Tin quốc gia, Nhân Dân Nhật Báo…
Tao Cheng không hề trích dẫn bất kỳ tài liệu tham khảo nào của Pháp, Việt Nam hay Philippines. Sách của Chiu và Park cũng dựa vào các nguồn tương tự, trong đó có cả báo do Chính phủ Trung Quốc xuất bản.
Bài viết của Dieter Heinzig cũng dựa vào nguồn báo chí Hong Kong. Các nguồn thông tin này đều là của Trung Quốc, do đó rất thiên kiến. Lẽ ra các tác giả cần kiểm chứng chúng trước khi sử dụng nhưng họ không hề làm như vậy.
Đều thân Trung Quốc
Rồi đến lượt cuốn Contest for the South China sea của Marwyn Samuels cũng mắc phải các lỗi tương tự. Bản thân Samuels cũng thừa nhận ông ta thiên về Trung Quốc và chủ yếu lấy tài liệu tham khảo từ Đài Loan.
Cuối thập niên 1990, cựu nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ Daniel Dzurek viết bài nghiên cứu cho ĐH Durham và học giả Úc Greg Austin xuất bản một cuốn sách về đề tài biển Đông.
Bài viết của Dzurek và sách của Austin đều dẫn nguồn tham khảo từ tài liệu của Samuels, Chiu, Park và một tài liệu của Bộ Ngoại giao Trung Quốc với tựa đề "Chủ quyền không thể tranh căi của Trung Quốc đối với Tây Sa và Nam Sa".
Một tác giả có ảnh hưởng sau đó là giáo sư luật Mỹ gốc Hoa Jiangmin Shen thuộc Trường Luật ĐH St. John ở New York. Năm 1997 tạp chí Hastings International and Comperative Law Review đăng bài phân tích của Shen về “chủ quyền Trung Quốc” trên biển Đông. Sau đó Tạp chí Luật quốc tế Trung Quốc đăng một bài khác tương tự của Shen.
Nhà báo Bill Hayton b́nh luận việc nhiều tài liệu của Bộ Quốc pḥng Mỹ về biển Đông đều là sản phẩm do Trung Quốc xuất bản là điều rất đáng buồn.
Và tất cả các tác giả trên đều không phải là chuyên gia về lịch sử hàng hải biển Đông.
Họ hoàn toàn không thẩm định mà sử dụng tự do các tài liệu tham khảo mù mờ, thiếu giá trị.
Hai bài viết này được các tài liệu khác trích dẫn hàng trăm lần. Tuy nhiên phân tích kỹ th́ thấy các bài viết của Shen cũng đều dựa vào các nguồn không đáng tin cậy. Một là cuốn sách Luật quốc tế của tác giả Duanmu Zheng do NXB ĐH Bắc Kinh xuất bản năm 1989.
Duanmu Zheng thực tế là một quan chức cấp cao của Chính phủ Trung Quốc, đương nhiên phải có quan điểm ủng hộ Trung Quốc. Các tài liệu tham khảo khác của Shen là tài liệu do Tổng cục Hải dương Trung Quốc xuất bản.
Cheng, Chiu và Shen đều là người Trung Quốc. C̣n Samuels và Heinzig đều là học giả có nhiều năm sống và làm việc tại Trung Quốc, có quan hệ thân cận với chính quyền Trung Quốc.
Các bằng chứng yếu ớt
Không có ǵ ngạc nhiên khi các tài liệu tiếng Anh về xung đột biển Đông do tác giả Trung Quốc viết, dựa vào nguồn tham khảo từ Trung Quốc, lại có quan điểm thiên về Trung Quốc.
Những kết luận của Cheng, Chiu và Park như “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh căi” đối với Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông được rất nhiều nghiên cứu quốc tế hiện nay trích dẫn lại.
Nhưng rơ ràng là chúng không đáng tin cậy bởi nguồn tài liệu tham khảo của chúng rất mù mờ và ít giá trị. Các tác giả Cheng, Chiu, Park, Shen và Samuels đều có nhận định chung rằng Trung Quốc luôn kiểm soát biển Đông từ nhiều thế kỷ qua.
Nhưng trên thực tế nghiên cứu của các sử gia nổi tiếng như Leonard Blussé, Derek Heng, Pierre-Yves Manguin, Roderich Ptak, Angela Schottenhammer, Li Tana, Nicholas Tarling và Geoff Wade phản ánh quan điểm hoàn toàn trái ngược.
Các tàu thương nhân Trung Quốc hầu như không hoạt động trong thương mại hàng hải ở biển Đông cho đến tận thế kỷ 10. Sau đó, tàu Trung Quốc cũng hoàn toàn không phải là thế lực chi phối hoạt động thương mại biển Đông. - Nhà báo BBC kỳ cựu Bill Hayton viết
Thương nhân rất nhiều quốc gia, từ các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Ả Rập cho đến châu Âu mới là đối tượng hoạt động mạnh tại đây. Nghiên cứu của các sử gia François-Xavier Bonnet, Ulises Granados và Stein Tonnesson cho thấy t́nh h́nh đó kéo dài tới tận thế kỷ 20.
Các tài liệu đầu thế kỷ 20 cũng cho thấy Trung Hoa khi đó không đủ sức bảo vệ bờ biển nước ḿnh, và hoàn toàn không hiện diện ở các vùng biển đảo cách bờ biển nước này hàng trăm hải lư. Hai bài báo đăng trên tờ The Times of London tháng 1-1908 cho biết chính quyền Trung Hoa không thể kiểm soát được nạn hải tặc ở Tây Giang tại Quảng Châu.
Năm 1909, báo Úc The Examiner đưa tin người nước ngoài tự do khai thác mỏ ở đảo Hải Nam mà không hề bị chính quyền địa phương ngăn chặn. Trên thực tế, các tài liệu lịch sử đáng tin cậy đều cho thấy Trung Quốc không hề có bất kỳ hoạt động đáng kể nào ở biển Đông cho tới tận giữa thế kỷ 20.
Chỉ từ năm 1909, khi doanh nhân Nhật Nishizawa Yoshiji đến đảo Pratas (Đông Sa, hiện do Đài Loan kiểm soát) th́ phía Trung Quốc mới bắt đầu nḥm ngó các đảo ở biển Đông.
Mời bạn đọc xem kỳ sau: Các bằng chứng ngụy tạo của Trung Quốc ở biển Đông
BILL HAYTON