Toàn bộ kế hoạch độc chiếm biển Đông của Trung Quốc đă được vạch sẵn từ thế kỷ trước. Đó chỉ là bước đi đầu tiên cho mộng bá chủ hoàn cầu của nước này. Nên mỗi động thái của họ giờ đây đều phục vụ cho mục đích đen tối đó. Nếu không phải là Mỹ đứng đầu th́ mấy nước nhỏ khu vực Đông Nam Á th́ rơ ràng là không thể động cựa ǵ được. Trước mắt ta thấy Trung Quốc sẽ dừng việc cải tạo đất nhưng vẫn tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng trên các ḥn đảo nhân tạo tại vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.
Cuối năm 2013, Bắc Kinh bắt đầu sử dụng những cách tiếp cận khác nhau để tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, rất ít quốc gia nhận thấy sự thay đổi này của Trung Quốc. Thay v́ trực tiếp đối đầu với các quốc gia khác trong khu vực, Bắc Kinh củng cố các công tŕnh và tính năng hàng hải đă được kiểm soát trên quy mô lớn với tốc độ nhanh chóng.
Hầu hết các quốc gia chỉ thấy các công tŕnh trái phép của Trung Quốc vào đầu năm 2015, qua các h́nh ảnh vệ tinh. Các bức ảnh cho thấy tốc độ "phi thường" trong việc xây dựng trái phép trên các đảo, bao gồm đường băng và các cơ sở quân sự nhằm mở rộng phạm vi quân sự của Bắc Kinh trên vùng biển tranh chấp.
Hành động ngang ngược của Trung Quốc đă khiến các nước láng giềng lo ngại về t́nh h́nh an ninh trong khu vực Đông Nam Á. Washington vừa tuyên bố sẽ khẳng định tự do hàng hải bằng cách gửi thiết bị quân sự đến giám sát các đảo Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông. Cuối tháng 5, trong một bài phát biểu tại Singapore, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Ashton Carter đă kêu gọi "Trung Quốc dừng ngay lập tức các hành động cải tạo trái phép tại Biển Đông".
Ngạc nhiên hơn nữa, nửa tháng sau đó, Bắc Kinh thông báo sẽ sớm kết thúc dự án cải tạo đất ở Biển Đông. Thậm chí, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đă tổ chức mộ cuộc họp báo đặc biệt để cung cấp thông tin trên.
Một câu hỏi được đặt ra: Bắc Kinh đang thay đổi chiến lược ở Biển Đông hay do áp lực từ Washington. Tuy nhiên, một cách chính xác hơn để nh́n vào vấn đề này, phải thấy rằng Bắc Kinh đă đạt nhiều kết quae trong quá tŕnh xây dựng đảo.
Theo Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ, Trung Quốc đă khai hoang hơn 2.000 mẫu Anh chỉ trong ṿng 18 tháng tại khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Ngoài ra, Bắc Kinh vẫn sẽ tiếp tục xây dựng sân bay, bến cảng, ngọn hải đăng... trên các khu đất mới để phục vụ cho mục đích dân sự và quân sự.
Chính sách Biển Đông của Bắc Kinh thực sự không thay đổi nhiều. Trung Quốc sẽ dừng việc cải tạo nhưng vẫn tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng trên các ḥn đảo nhân tạo. Bắc Kinh cũng không thay đổi tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
Gần đây nhất, hôm 23/6, một chiếc máy bay tuần tra P3-C Orion của lực lượng Nhật, chở theo ba sĩ quan Philippines trong vai tṛ khách mời, đă bay ở độ cao hơn 1.500m phía trên ŕa khu vực Băi Cỏ Rong (Reed Bank). Khu vực này nằm gần địa điểm nơi Trung Quốc đang lấn biển, xây đảo nhân tạo trái phép trên các băi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trước đó, quân đội Mỹ từng triển khai một máy bay P3-C Orion tới tuần tra ở khu vực Trung Quốc xây đảo nhân tạo trái phép. Chính phủ Australia cũng tuyên bố sẽ triển khai máy bay và tàu chiến tuần tra Biển Đông để bảo vệ tự do hàng hải và hàng không.
Những động thái mạnh mẽ của Mỹ, Australia và Nhật cho thấy cộng đồng quốc tế rất lo ngại nguy cơ Trung Quốc dùng các đảo nhân tạo để hiện thực hóa ư đồ chiếm trọn chủ quyền vùng biển tối quan trọng đối với thương mại toàn cầu.
therealrtz © VietBF