Triều Tiên bắt đầu áp dụng múi giờ riêng (GMT+8:30) vào hôm 15/8, chậm hơn múi giờ đang được sử dụng tại cả Nhật Bản và Hàn Quốc 30 phút, lùi lại nửa tiếng so với giờ cũ, theo múi giờ mới gọi là « giờ B́nh Nhưỡng ». Theo giới phân tích, bị lép vế mặt kinh tế so với người anh em thù địch miền Nam, khi quyết định thay đổi múi giờ vào đúng ngày kỷ niệm 70 năm bán đảo Triều Tiên thoát khỏi ách đô hộ của Nhật Bản, chế độ B́nh Nhưỡng muốn khẳng định tính vượt trội của ḿnh trên b́nh diện ư thức hệ.
Những người đàn ông trong trang phục truyền thống gơ chuông đánh dấu sự kiện Triều Tiên áp dụng múi giờ riêng. (Ảnh: AP)
Triều Tiên đă đánh dấu sự kiện này bằng cách đánh chuông tại Đài Thiên văn B́nh Nhưỡng lúc nửa đêm. “Cùng lúc, tất cả cơ sở công nghiệp, xe lửa và tàu thuyền trên cả nước cũng hú c̣i”, Hăng Thông tấn Triều Tiên (KCNA) đưa tin.
Như thế kể từ hôm nay, 15/08/2015, sẽ có chênh lệch nửa tiếng đồng hồ giữa B́nh Nhưỡng và Seoul, hai thủ đô trên bán đảo Triều Tiên chỉ cách nhau không đầy 200 cây số, và ở hai kinh tuyến rất sát nhau.
Trong những năm 50, Hàn Quốc cũng đă quyết định sủa đổi lại giờ, theo giờ trước lúc bị Nhật đô hộ, nhưng 5 năm sau th́ lại đổi lại theo múi giờ Tokyo để tiện quan hệ với Nhật và đồng minh quân sự Hoa Kỳ.
Khi loan báo quyết định đổi giờ, chế độ B́nh Nhưỡng đă khẳng định rằng họ muốn xóa bỏ một t́nh trạng nhục nhă do Nhật Bản gây ra từ năm 1912, khi trong tư cách là nước đang đô hộ Triều Tiên, Nhật Bản đă áp đặt trên bán đảo múi giờ của ḿnh, tức là giờ của Tokyo.
70 năm sau khi bán đảo Triều Tiên thoát ách đô hộ, sự thù hằn đối với Nhật vẫn kéo dài, và được hệ thống tuyên truyền tinh vi của chế độ B́nh Nhưỡng nuôi dưỡng, luôn luôn cho là « bè lũ đế quốc Nhật Bản xấu xa » đă « tước đoạt giờ chuẩn của người Triều Tiên trong lúc chà đạp lên lănh thổ của họ một cách không thương tiếc ».
Khi Bắc Triều Tiên vừa loan báo quyết định đổi giờ, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye đă cho đấy là một quyết định « đáng tiếc » v́ tạo thêm một cản trở cho việc thống nhất hai miền.
Bên cạnh đó, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho là việc đổi giờ đó cũng gây khó khăn cho hoạt động của trung tâm công nghiệp Kaesong, nằm trên lănh thổ Bắc Triều Tiên, nơi có hàng trăm công ty Hàn Quốc hoạt động.
Theo Thông tín viên RFI tại Seoul, phải công nhận đây là thêm một yếu tố gây phiền phức trong một danh sách ngày càng dài những điểm khác biệt giữa hai nước Nam và Bắc Triều Tiên, trong đó có những dị biệt không nhỏ như việc miền Bắc không dùng Dương lịch, mà dùng lịch đặc biệt, với năm 1 là năm sinh của ông Kim Nhật Thành vào năm 1912.
Tuy nhiên cũng phải nói là giờ mới của Bắc Triều Tiên sẽ không ảnh hưởng ǵ nhiều đến trao đổi thương mại của B́nh Nhưỡng với các láng giềng khác, chẳng hạn Trung Quốc. Ngoài ra, cũng có nhiều nước khác mà giờ lệch đi nửa tiếng như Ấn Độ, Miến Điện hay Venezuela.
Tóm lại, đối với lănh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, việc đổi múi giờ giúp ông khẳng định thế vượt trội của B́nh Nhưỡng về mặt ư thức hệ đối với Seoul. B́nh Nhưỡng đă bác bỏ các chỉ trích của Hàn Quốc và tố cáo ngược lại là Seoul đă chứng tỏ thái độ « luồn cúi đối với Nhật Bản ».
Giờ mới cho phép B́nh Nhưỡng xem Seoul, vốn vẫn giữ giờ Tokyo, như một chư hầu của kẻ thù Nhật Bản. Bắc Triều Tiên như thế trở nên người đại diện chính đáng duy nhất của tinh thần độc lập của Triều Tiên. Đây cũng là yếu tố then chốt trong tuyên truyền của B́nh Nhưỡng.
Bắc Triều Tiên theo chế độ độc tài và đang trong t́nh trạng kinh tế bệ rạc, thua xa Hàn Quốc giàu có và dân chủ. Đối với lănh đạo miền Bắc Kim Jong Un, vũ khí mà ông nắm trong tay là vũ khí ư thức hệ. Điều đó giải thích phần nào việc sử dụng giờ giấc để khẳng định một tính chính đáng ngày càng bấp bênh.
Trọng Nghĩa