Đánh tan nhiệt miệng bằng những cách sau đây có hiệu quả lại không tốn nhiều tiền. Những cách trị nhiệt miệng mà không ngờ đến với mật ong, cà chua... Cùng vietbf.com khám phá thêm.
Trí thức trẻ cho hay, nhiệt miệng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như do virus, vi khuẩn hoặc do thiếu hụt một vài thành phần dưỡng chất trong cơ thể. Theo Đông y, nhiệt miệng là bệnh phát tán do hỏa độc, nhiệt độc, thấp nhiệt ở tỳ, vị, tâm, can, thận, hay gặp nhất ở tỳ, vị.
Dưới đây là những cách chữa nhiệt miệng đơn giản nhất bạn nên tham khảo.
Chữa nhiệt miệng bằng mật ong
Mật ong chữa trị nhiệt miệng rất hiệu quả. Ảnh minh họa.
Đây là phương pháp kinh điển dùng để chữa nhiệt miệng. Nhiều nghiên cứu cho thấy dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ chịu. Bạn có thể ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét, bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
Chữa nhiệt miệng bằng nước cam, chanh
Nước cam, chanh đều chứa rất nhiều vitamin C nên có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp bạn vượt qua những căn bệnh do vi-rút, vi khuẩn gây ra (trong đó có nhiệt miệng). Bạn có thể uống 1 ly nước chanh hoặc cam vắt mỗi ngày để trị nhiệt miệng, nhưng lưu ư, đừng uống khi bụng đói.
Chữa nhiệt miệng bằng rau ngót
Rau ngót tính mát có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. Ảnh minh họa.
Theo Đông y, lá và rễ rau ngót đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. Để trị nhiệt miệng, bạn dùng lá rau ngót rửa sạch, lấy lá, giă nát, ép lấy nước cốt, ḥa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần. Có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi.
Cà chua
Theo Đông y, cà chua là loại quả có tính b́nh, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên nhai cà chua sống là cách làm rất công hiệu trong trường hợp này. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần, sẽ có tác dụng rất tốt.
Xúc miệng thường xuyên
Theo báo Khỏe và đẹp, ngoài việc dùng nước muối, khi bị lở miệng, bạn cũng có thể súc miệng luân phiên bằng nước nóng và nước lạnh, hoặc chườm đá lên nơi có vết loét để giảm sưng.
Xúc miệng thường xuyên cũng giúp bạn giảm các cơn đau v́ nhiệt miệng. Bạn nên xúc miệng bằng nước đá. Sau khi ăn xong nên xúc miệng lại bằng nước muối ấm. Đều đặn ngày 3 lần như vậy các vết loét trong miệng sẽ khỏi dần.
Uống nước khế chua
Nước ép khế chua giúp thanh nhiệt tốt. Ảnh minh họa.
Khế tươi 2 - 3 quả, giă nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội th́ ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.
Nước mía
Theo Đông y, nước mía có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, nhuận táo, giáng khí.
Nước mía được dùng trong các trường hợp ho khan ít đờm, mất dịch vị do vị nhiệt, lưỡi đỏ rêu ít, miệng khô khát, nôn ọe nhiều lần, miệng khô buồn bực, đại tiện táo, ngộ độc do rượu...
Pḥng tránh bệnh nhiệt miệng
Trí thức trẻ cho hay, nguyên nhân chính của nhiệt miệng là do nóng trong người, ăn uống nhiều đồ cay nóng, vệ sinh răng miệng không được tốt hoặc do thiếu hụt protein trong chế độ ăn uống hằng ngày. Dưới đây là một số cách pḥng tránh nhiệt miệng:
Nếu muốn pḥng tránh nhiệt miệng, bạn cần hạn chế ăn đồ cay nóng. Ảnh minh họa.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng.
- Khống uống rượu bia.
- Tăng cường các loại thực phẩm bổ sung thêm protein và vitamin như C, B1, B2…
- Hạn chế hoặc nói không với các thực phẩm cay nóng ớt, hạt tiêu…
- Uống nhiều nước giúp thanh nhiệt, bài tiết độc, lương huyết tốt hơn.
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên, xúc miệng nước muối giúp sát khuẩn và làm sạch vùng miệng.