Nếu có chui được vào đất Mỹ th́ IS cũng chỉ hoạt động lén lút và đơn độc chứ các băng đảng tràn vào Mỹ từ các nước Trung Mỹ sẽ hoạt động rầm rộ hơn nhiều. Một cựu thành viên Mafia đă nói hôm 28/8: "Nơi này thậm chí đáng sợ hơn cả vùng Trung Đông. Khủng bố Hồi giáo hành quyết nạn nhân trong lănh thổ của chúng. Trong khi đó, các băng đảng Mỹ Latinh treo cổ, chặt đầu, thiêu xác, thậm chí đùa giỡn với thủ cấp của nạn nhân. Khủng bố là cách chúng sử dụng để duy tŕ quyền lực". V́ vậy lực lượng an ninh của Mỹ đang phải đối mặt với nhiều thế lực tàn bạo.
Cảnh sát trấn áp tội phạm ở Mexico.
Tội phạm tràn lan
Trong số các nước Mỹ Latinh, Honduras là quốc gia bạo lực nhất với tỉ lệ giết người là 83/100.000 người năm 2014, dựa theo báo cáo về t́nh trạng mất an ninh và bạo lực của Liên hợp quốc. Con số này vượt quá những ǵ đang diễn ra tại Iraq và Afghanistan. Bản báo cáo cũng chỉ ra tỉ lệ giết người trung b́nh ở Mỹ Latinh là khoảng 27/100.000 và của thế giới là 9/100.000.
Tại Trung Mỹ, vấn đề bạo lực đă biến thành vấn đề nội chiến do hậu quả từ nạn buôn bán vũ khí tại các chợ đen từ thời Chiến tranh lạnh để lại. Cộng với đó, nạn buôn lậu ma túy như đổ thêm dầu vào lửa. Để tránh các cuộc truy kích của lực lượng an ninh Mexico, những băng đảng buôn lậu ma túy Mexico đă mở rộng mạng lưới buôn lậu xuyên Trung Mỹ, tận dụng tối đa sự yếu kém của chính quyền địa phương và lực lượng an ninh.
T́nh trạng bạo lực dễ dàng bùng phát bất kỳ lúc nào và cocaine giống như xăng là mồi châm cho tất cả các cuộc bạo lực. Theo báo cáo của Quốc hội Mỹ, 95% lượng cocaine ở đây được vận chuyển tới Mỹ và 60% cocaine vận chuyển tới Trung Mỹ thông qua Mexico. Số vụ giết người tại khu vực này có xu hướng gia tăng.
T́nh trạng giết người lên tới mức báo động khiến Bộ Ngoại giao Mỹ phải lên tiếng cảnh báo công dân không nên du lịch tới 14 trong tổng số 31 bang của Mexico v́ "vô cùng nguy hiểm", kể cả các bang giáp biên giới với Mỹ như: Tamaulipas, Nuevo Leon, Coahuila, Chihuahua và Sonora. Năm ngoái, đă có 120 công dân Mỹ bị giết, với 35 người vào năm 2007. Theo nghiên cứu gần đây của Hội đồng công dân về an ninh công cộng Mexico, 40/50 thành phố bạo lực nhất trên thế giới ngày nay nằm tại khu vực Mỹ Latin. Trong số 9 thành phố có t́nh trạng bạo lực hàng đầu tập trung ở Mỹ Latin th́: 5 ở Mexico, 2 ở Brazil, 1 ở Hodurus và 1 ở Venezuela.
Tung hoành sang cả Mỹ
Theo Daily Beast, nhiều băng đảng ở Mỹ Latin đă xuất hiện ở mọi ngơ ngách tại cường quốc hàng đầu thế giới. Báo cáo về t́nh h́nh tội phạm toàn quốc của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) công bố năm 2014 cho biết, 2 băng đảng chính hoành hành ở Mỹ là MS-13 và Barrio 19 đến từ El Salvador, quốc gia được xem là bạo lực hàng đầu hành tinh.
Các băng đảng từ El Salvador xâm nhập Mỹ khoảng thập niên 80 của thế kỷ truớc, khi hàng trăm ngh́n người dân rời bỏ nước này do nội chiến. Họ đến Mỹ t́m kiếm cơ hội mới, nhưng phần lớn sống trong cảnh chật vật bên lề xă hội. Một thống kê cho thấy, khoảng 40% dân El Salvador đă di cư đến Mỹ. Lúc này, nguồn kiều hối trở thành yếu tố chính của nền kinh tế. "Xuất khẩu lao động nghèo trở thành ngành sinh lợi đối với ông trùm trong nước"- Villalobos, cựu thành viên mafia nói.
Tuy nhiên, thay v́ dùng tiền để tái đầu tư cho các dự án quan trọng, phần lớn ngân sách dùng để nhập khẩu hàng hóa hoặc rơi vào tay những quan chức giàu có. Họ lại dùng tiền này đầu tư ra nước ngoài hoặc thuê vệ sĩ để bảo vệ an toàn.
Phần lớn thanh niên hoặc con của các gia đ́nh di cư từ El Salvador sang Mỹ sẽ gia nhập các băng đảng tội phạm trên đường phố, trong tù hoặc ngay trong trường học. Do là đối tượng di cư bất hợp pháp nên Washington sẽ sớm trục xuất họ. Khi hồi hương, nhóm này mang theo cả những kỹ năng và chiêu thức tội ác trở về nước.
Năm 2009, Christian Poveda thực hiện một bộ phim tài liệu hé lộ nhiều góc khuất gây chấn động về văn hóa bạo lực trong các băng đảng tội phạm ở El Salvador. Sau khi bộ phim ra mắt ít lâu, người ta phát hiện ông Poveda đă bị giết với 4 viên đạn ghim trong sọ.
Bên cạnh đó, MS-13 và Barrio 18 c̣n là đối thủ của nhau. Chúng thường tổ chức giao đấu để chứng tỏ quyền lực. Nhiều thường dân thiệt mạng do ảnh hưởng từ những cuộc đấu súng này. Năm 2013, Tổng thống Mauricio Funes đề xuất 2 nhóm đàm phán ḥa b́nh, từ đó giảm đáng kể tỷ lệ chết chóc trong nước. Tuy nhiên, hành động này của chính phủ như một sự thừa nhận ngầm về quyền lực to lớn của băng đảng tội phạm ở El Salvador.
Đến năm 2014, Tổng thống Funes cho biết thỏa thuận bị phá vỡ khi 2 nhóm tiếp tục giao đấu. Người kế nhiệm của ông Funses, Tổng thống Sánchez Cerén gần đây cứng rắn tuyên bố, sẵn sàng điều động quân đội chống lại các băng đảng để bảo vệ người dân.
Therealtz © VietBF