Cuộc chiến của Nga tại Syria là 1 bước tiến lớn và là 1 cách thể hiện rơ rệt sức mạnh quân sự của nước này với khả năng tấn công dồn dập trong nhiều giờ đồng hồ. Thế nhưng 1 lợi ích nhỏ bên ngoài từ những đợt không kích này mang lại đó là có khả năng Nga sẽ làm hồi sinh lại giá dầu.
Theo WSJ, ngay sau khi Nga khởi động chiến dịch không kích tại Syria ngày 30/9, giá dầu thô trong phiên sau đó đă nhích lên. Sự can thiệp này, được nghị sĩ Nga tiết lộ có thể kéo dài 3-4 tháng, nhiều khả năng khiến cục diện địa chính trị tại vùng Trung Đông giàu dầu mỏ thay đổi.
"Chúng ta cần bắt đầu tính tới rủi ro địa chính trị trong giá dầu", Olivier Jacob, nhà phân tích tại công ty Petromatrix, Thụy Sĩ nhận định.
Ngoài việc hỗ trợ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, sự hiện diện của chiến đấu cơ Nga tại Syria cùng các cuộc không kích đă đánh dấu hoạt động triển khai lực lượng lớn nhất của Moscow trong khu vực, kể từ sau khi Liên Xô can thiệp vào Afghanistan năm 1979.
Khi đó, dầu mỏ được cho là nhân tố lớn trong quyết định tấn công của điện Kremlin. Năm 1979, khi xe tăng Nga tiến vào Kabul, giá dầu đang ở mức 110 USD/thùng, c̣n cuộc cách mạng Hồi giáo tại Iran đă làm suy yếu sự kiểm soát của phương Tây đối với cán cân cung cầu dầu. Trong Chiến tranh Lạnh với phương Tây, xuất khẩu dầu mỏ đóng góp lớn vào ngân sách của Moscow, chiếm khoảng 70% nguồn thu ngoại tệ.
Bằng việc đưa bộ binh vào Afghanistan, Liên Xô cũng đe dọa hành lang năng lượng huyết mạch của phương Tây tại vùng Vịnh và các quốc gia cung cấp dầu cho Mỹ tại khu vực.
Liên Xô khi đó tin rằng sự hiện diện quân sự của họ trong khu vực này sẽ đẩy giá dầu lên đủ cao để đem về chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh, bằng cách khiến các cường quốc công nghiệp phương Tây, vốn tiêu thụ nhiều dầu mỏ, chịu tổn thất kinh tế. Tuy vậy, giá dầu sau đó lao dốc trong thập kỷ kế tiếp, khiến lănh đạo Liên Xô lúc bấy giờ là Mikhail Gorbachev phải tiến hành cải tổ.
Tổng thống Putin, người từng là điệp viên của cơ quan t́nh báo Nga KGB trong thời Chiến tranh Lạnh, hiện cũng đối mặt với nguy cơ giống như người tiền nhiệm thời Liên Xô. Giá dầu lao dốc sau những động thái của các đồng minh lớn của Mỹ trong khu vực, như Arab Saudi, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Qatar và Kuwait, khiến kinh tế Nga đối mặt nhiều khó khăn.
Lần đầu tiên kể từ năm 2009, kinh tế Nga rơi vào suy thoái, và cũng tương tự như giai đoạn Chiến tranh Lạnh, dầu mỏ vẫn là nguồn thu xuất khẩu lớn nhất của nước này. Đồng rúp trong 12 tháng qua đă mất giá tới 43% so với USD, trong khi chỉ số giá tiêu dùng đă lên mức cao kỷ lục 13 năm trở lại đây.
Khả năng xoay chuyển
Trong khi nguồn cung trên thị trường dầu mỏ đang dư ít nhất 2 triệu thùng/ngày, cả Nga cũng như Arab Saudi đều không sẵn ḷng cắt giảm sản lượng. Hoạt động can thiệp quân sự của Nga tại Syria có khả năng là một nỗ lực nhằm xoay chuyển chiến lược đánh vào kinh tế Moscow do Washington dẫn đầu, Telegraph b́nh luận.
Sự xuất hiện của các chiến đấu cơ Nga cùng việc triển khai khoảng 500 binh sĩ tới thành phố cảng Latakia đến nay chỉ có tác động khiêm tốn tới giá dầu. Nhưng t́nh h́nh cũng có thể thay đổi nhanh chóng v́ ba lí do.
Thứ nhất, sự can thiệp của Nga sẽ khiến Arab Saudi và các đồng minh tại vùng Vịnh phải dè chừng. Thời gian qua, Riyadh cùng các đồng minh đă tài trợ cho các phiến quân tại Syria, vừa chống phá chính quyền Tổng thống Syria Assad, vừa đương đầu với nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS).
Đến nay, Arab Saudi đă buộc phải rút khoảng 73 tỷ USD tài sản ở nước ngoài về để củng cố nền kinh tế, đồng thời tiếp thục hậu thuẫn cho cuộc chiến ngày một kéo dài tại Yemen, với phiến quân được cho là do Iran hỗ trợ.
Cũng giống như Nga, Arab Saudi đang chịu áp lực kinh tế lớn từ việc giá dầu giảm mạnh. Gia tộc Saudi đứng đầu đất nước, với quốc vương Salman vừa lên ngôi, đang bị chỉ trích công khai bởi chính các thành viên hoàng tộc. Chiến lược khai thác dầu gây tranh căi, với công suất kỷ lục gần 10,5 triệu thùng/ngày, bất chấp sức cầu suy yếu, đang đe dọa gây chia rẽ trong gia đ́nh hoàng gia Saudi.
vietbf @ sưu tầm