Sự việc trên xảy ra trong một động thái vô cùng bất ngờ khi mà người ta nghi ngờ mối quan hệ Trung Quốc- Triều Tiên lạnh lẽo và có thể rạn nứt! Với hành động bất ngờ này, cả 2 bên đă có dấu hiệu tan băng trong mối quan hệ của ḿnh! Cụ thể là hôm 10.10, lănh đạo TQ, ông Tập Cận B́nh gởi thư kết bạn đến lănh đạo Triều Tiên, đồng thời cử một cán bộ lănh đạo cấp cao đến dự lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập đảng Lao động Triều Tiên.
Ông Lưu Vân Sơn đứng cạnh Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un, cùng theo dơi cuộc duyệt binh ở thủ đô B́nh Nhưỡng và hai ông thường nói chuyện với nhau.
Ông Lưu, một ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản TQ (CPC) là quan chức TQ cấp cao nhất thăm Triều Tiên từ khi ông Kim nắm quyền lực hồi cuối năm 2011.
Ông Tập Cận B́nh gởi thư kết bạn đến lănh đạo Triều Tiên, và trong chuyến thăm 4 ngày bắt đầu tối 9.10, ông Liu đă chuyển lá thư này đến ông Kim. Trong thư, ông Tập không chỉ chuyển lời chúc mừng của CPC, mà c̣n gởi lời chúc riêng.
Ông Tập tuyên dương ông Kim đạt được “những tiến bộ tích cực trong việc phát triển nền kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân”.
TQ là đồng minh lớn duy nhất của Triều Tiên, nhưng ngay sau khi nắm quyền lực hồi cuối năm 2012, xem ra ông Tập lập khoảng cách mới giữa hai nước. Ông nói: không nước nào được phép gây bất ổn ở châu Á hoặc thế giới “để ích kỷ thu lợi”, một tuyên bố được xem là chỉ trích chương tŕnh vũ khí hạt nhân (VKHN) của B́nh Nhưỡng, theo báo New York Times.
TQ từng kư tham gia nghị quyết của Liên Hiệp Quốc để cấm vận Triều Tiên, nhằm trừng phạt chương tŕnh VKHN của B́nh Nhưỡng.
Ông Kim đă không dự lễ duyệt binh TQ ở Bắc Kinh để kỷ niệm ngày kết thúc Thế chiến 2. Vị lănh đạo trẻ cũng chưa thăm TQ hoặc nước nào khác từ khi thay cha Kim Jong-il (qua đời) điều hành Triều Tiên.
Theo NYT, dù quan ngại chương tŕnh VKHN của Triều Tiên, TQ chưa hoàn toàn trừng phạt kinh tế để buộc B́nh Nhưỡng từ bỏ chương tŕnh này. Có lẽ v́ Bắc Kinh lo ngại: tiềm năng bất ổn của Triều Tiên có thể lan vào TQ.
Sức mạnh kinh tế TQ giúp kinh tế èo uột Triều Tiên trụ được, nhưng trong năm qua, các quan chức quân sự TQ và giới học giả tranh luận: liệu đồng minh Triều Tiên c̣n đáng tin cậy?
Ông Yang Xiyu, một chuyên viên về Triều Tiên người TQ ở Viện nghiên cứu quốc tế TQ, nói lá thư của ông Tập gởi ông Kim đúng chuẩn thông tin từ Bắc Kinh đến B́nh Nhưỡng mỗi khi có lễ kỷ niệm lớn:
“Từ ngữ chính thức luôn như thế, bất kể quan hệ song phương đang tốt hay xấu. Đấy là động thái b́nh thường”.
Nhưng John Delury, giáo sư trợ giảng khoa nghiên cứu quốc tế thuộc đại học Yonsei (Hàn Quốc) nói: xem ra ông Tập sử dụng cuộc duyệt binh của Triều Tiên-sự kiện lớn nhất nước này từ khi ông Tập nắm quyền lực-là dịp để phá bỏ mọi rào cản với Triều Tiên, ít nhất ở một mức độ:
Delury nói: “Lá thư của ông Tập đánh dấu nỗ lực thật sự đầu tiên của lănh đạo TQ, để làm bạn với ông Kim. Lời tán dương ḍng họ Kim là một điều mới nơi ông Tập. Chính quyền của ông luôn cảnh giác, thậm chí khó chịu, trong ngôn ngữ trao đổi với B́nh Nhưỡng”.
Delury lưu ư: lá thư của ông Tập không đề cập chuyện Triều Tiên phải từ bỏ VKHN, ngược với thông điệp trong chuyến thăm Triều Tiên gần đây nhất của quan chức cấp cao nhất TQ: hồi tháng 7.2013, Phó chủ tịch TQ Lư Nguyên Triều buộc Triều Tiên phải giảm tốc chương tŕnh VKHN.
Delury nói: việc ông Tập không đề cập việc phi hạt nhân sẽ làm thất vọng một số quan chức Mỹ, là những người tin Bắc Kinh có quan điểm cứng rắn đối với ông Kim.