Để bảo vệ các hạt giống của gần như mọi loại ngũ cốc trên toàn thế giới tránh t́nh huống xảy ra thảm họa diệt vong, một hầm ngầm hạt giống ra đời. "Hầm ngầm tận thế" được xây dựng tại một vùng đất của Na Uy nằm ở gần Bắc cực. Đây là kho lưu trữ có chế độ bảo quốt tốt nhất đề pḥng khả năng xảy ra thảm họa diệt vong của nhân loại như t́nh trạng thay đổi khí hậu, chiến tranh và thảm họa thiên nhiên.
Lần đầu mở cửa hầm ngầm
Nhưng tuần này, giới chức quản lư SGSV xác nhận rằng các nhà khoa học đă lần đầu mở cửa hầm ngầm kể từ khi nó đi vào hoạt động trong tháng 2/2008 và rút bỏ một số hạt giống.
Động thái diễn ra sau khi hoạt động nghiên cứu giảm dần ở Trung tâm quốc tế nghiên cứu nông nghiệp tại vùng khô hạn (ICARDA) - một ngân hàng gene - nằm tại Aleppo, Syria, do cuộc nội chiến đẫm máu ở đất nước này. Trước đó, ICARDA thường nghiên cứu nhiều giống lúa mỳ mới có khả năng chịu hạn hán và nhiệt cao.
Lối vào hầm ngầm SGSV
Trong mấy năm gần đây, các nhà khoa học đă bắt đầu thu gom kho hạt giống quan trọng của họ, từ các khu vực quanh Trung Đông và xa hơn thế, rồi đưa chúng tới cất trữ an toàn dưới lớp băng của Bắc Cực.
Các ngân hàng gene trên toàn cầu đă gửi gắm tổng cộng 860.000 mẫu hạt giống tại SGSV để bảo vệ chúng trong t́nh huống có thiên tai hoặc thảm họa do con người gây ra.
Nhưng tháng trước, 38.000 mẫu hạt giống gồm lúa mỳ, đại mạch, đậu lăng, đậu gà đă được bí mật chuyển từ kho chứa SGSV tới Na Uy rồi được đem về trồng tại các trạm nghiên cứu do ICARDA điều hành, nằm ở Morocco và Lebanon. Các trạm này đi vào hoạt động, sau khi những cơ sở nghiên cứu khác ở Syria đă không c̣n có thể sử dụng được nữa.
Kế hoạch của ICARDA khi rút hạt giống là khôi phục hoạt động nghiên cứu họ đă thực hiện trong nhiều thập kỷ, tại những khu vực cách xa bom đạn chiến tranh ở Aleppo.
Nơi các hạt giống được an toàn tuyệt đối
Gần 2/3 số mẫu hạt giống bị rút đi trong tháng trước đều là các biến thể độc đáo của các loại ngũ cốc đă được trồng từ thời cổ đại ở khư vực Trung Đông và châu Phi.
Chúng sẽ được ICARDA sử dụng để đáp ứng yêu cầu về đa dạng hạt giống do các chuyên gia nhân giống, nhà nghiên cứu, cũng như nông dân thế giới đưa ra. Kết quả từ hoạt động nghiên cứu của ICARDA sẽ là những giống cây mới có khả năng chống dịch bệnh và t́nh trạng thay đổi khí hậu.
Quỹ đa dạng hóa mùa màng toàn cầu (GCDT), nơi chi tiền để các hạt giống được chuyển cho ICARDA, nói rằng cơ chế đề pḥng thảm họa đă có tác dụng. Được biết việc vận chuyển diễn ra trong bí mật nhằm tránh các vấn đề về an ninh.
Các hạt giống giá trị được lưu trữ cẩn thận trong hầm ngầm SGSV
Nằm tại ngoại ô Longyearbyen, thành phố chính của Na Uy trên bán đảo Svalbard, thuộc khu vực Bắc Băng Dương, lối vào hầm ngầm với màu xám, được xây bằng bê tông chịu lực, dễ dàng ḥa lẫn vào với khung cảnh xung quanh.
Cửa vào ở bên cạnh một ḥn núi, dẫn xuống một đường hầm dài 120 mét, đi sâu vào ḷng núi. "Du khách sẽ thấy nơi này giống như trong phim James Bond. Một cảm giác khác thường sẽ xâm chiếm tâm trí họ" - ông Michael Koch, quan chức quỹ GCDT, cho biết.
Cánh cửa dẫn vào SGSV luôn đóng kín để đảm bảo nhiệt độ trong hầm ngầm luôn là -18 độ C. Bên trong cánh cửa này c̣n có một hệ thống an ninh rất mạnh nữa để đảm bảo an toàn. Các hạt giống được đóng trong những gói dày 4 lớp, đảm bảo hơi ẩm không thể thâm nhập vào trong.
Một nghiên cứu trước khi hầm ngầm được xây dựng cho thấy nơi này có thể lưu trữ an toàn các hạt giống trong hàng trăm năm, thậm chí là cả ngàn năm.
Để đảm bảo an toàn, hầm ngầm ít khi đón khách và những người ghé thăm thường là các nhân vật đặc biệt. Các vị khách mới tới thăm nơi này gần đây có một số thượng nghị sĩ Mỹ, bên cạnh Tổng thư kư LHQ Ban Ki-moon.
Lần cuối cùng người ta chuyển hạt giống tới Svalbard là vào tháng 7/2012, thời điểm các cuộc giao tranh tại Aleppo đang tăng cao và những cơ sở nghiên cứu của ICARDA ở đây đă không thể nhân giống cây được nữa.
Được biết cái lạnh, hoạt động vận chuyển trên quăng đường kéo dài và thời gian lưu trữ lâu dường như không gây hư hại ǵ tới cho các hạt giống ICARDA gửi gắm trong hầm ngầm. Các hạt được chuyển tới ngân hàng di truyền ở Morocco sẽ sớm được trồng trong vụ mùa tới đây.
Therealtz © VietBF