Các nhà nghiên cứu cho rằng bầu khí quyển của sao Hỏa ban đầu cũng dày đặc như Trái Đất ngày nay, nhưng do cơn băo mặt trời với năng lượng tương đương một triệu tấn thuốc nổ TNT đă khiến sao Hỏa trở thành hành tinh khô cằn như hiện nay. Những điều này được kết luận sau khi tàu thăm ḍ MAVEN được NASA gửi kết quả về.
Các nhà nghiên cứu cho rằng bầu khí quyển ban đầu của sao Hỏa dày đặc như Trái Đất ngày nay và sự bốc hơi từ từ trong hơn 4,5 tỷ năm lịch sử của hệ Mặt Trời không giải thích tại sao khí quyển trên hành tinh này trở nên rất mỏng ở hiện tại.
Những phát hiện mới từ tàu thăm ḍ MAVEN (Mars Atmosphere and Volatile Evolution) được Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) công bố hôm qua ở Washington DC, Mỹ. Các phát hiện chỉ ra khi sao Hỏa chịu ảnh hưởng của băo mặt trời, quá tŕnh bắn phá dữ dội của những phân tử từ Mặt Trời đă nhanh chóng thổi bay tầng thượng quyển của hành tinh.
Kết luận này có thể giải thích sự biến mất của bầu khí quyển sao Hỏa. Mặt Trời ở thời mới h́nh thành thường xuyên phun trào băo mặt trời. Nó phát sáng mạnh hơn với các bước sóng tia cực tím dài, góp phần phá hủy các nguyên tử trong khí quyển trên hành tinh đỏ.
T́m hiểu những ǵ xảy ra với khí quyển sao Hỏa có vai tṛ quan trọng với nhận thức sao Hỏa từng là một hành tinh ấm áp và thuận lợi cho sự sống. Hành tinh này từng có những hồ nước và đại dương bao phủ bắc bán cầu nhưng khi khí quyển biến mất, nước lỏng không c̣n tồn tại.
Nhóm nghiên cứu của dự án MAVEN, đứng đầu là tiến sĩ Bruce M. Jakosky, nhà khoa học ở Pḥng thí nghiệm Khí quyển và Vật lư vũ trụ thuộc Đại học Colorado, Mỹ, đă công bố các phát hiện trên tạp chí Science.
Tàu thăm ḍ MAVEN gia nhập quỹ đạo sao Hỏa vào tháng 9 năm ngoái, chở theo các trang thiết bị để phân tích gió mặt trời và ảnh hưởng của nó đối với khí quyển.
Khí quyển sao Hỏa biến mất theo hai cách. Đôi khi, một electron bị đánh bật khỏi nguyên tử ở tầng thượng quyển, sau đó điện trường và từ trường của gió mặt trời đẩy những nguyên tử mang điện tích đi xa. Những phân tử khí cũng có thể bị phá hủy trong không gian do va đập với các phân tử đến từ gió mặt trời.
Theo tiến sĩ Jakosky, hai hiện tượng trên có tầm quan trọng ngang nhau. Nhóm nghiên cứu tập trung vào tác động trên những nguyên tử mang điện tích thoát đi ở tỷ lệ khoảng 100 g một giây. Trong cơn băo mặt trời diễn ra trên Trái Đất vào ngày 8/3, tỷ lệ nguyên tử mang điện tích bay vào vũ trụ cao hơn 10 - 20 lần, ở mức 2.000 g một giây. Sự kiện này mang đến cho nhóm nghiên cứu thước đo tốt để so sánh khi băo mặt trời tấn công sao Hỏa.
Jasper Halekas, giáo sư vật lư và thiên văn học tại Đại học Iowa, Mỹ, một thành viên của dự án MAVEN, cho biết năng lượng dội lên khí quyển sao Hỏa trong một cơn băo mặt trời tương đương một triệu tấn thuốc nổ TNT trong một giờ. "Nó không khác ǵ một loại vũ khí hạt nhân hạng lớn", New York Times dẫn lời Halekas.
vietbf @ sưu tầm