Hôm qua 12-11, Mỹ đă xác nhận là đă điều máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ mới đây đă bay gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở biển Đông. Việc này đă làm chính quyền Bắc Kinh quá sửng sốt. Khi trạm kiểm soát không lưu Trung Quốc phát hiện và phát tín hiệu liên lạc với chiếc máy bay này, nhưng B-51 vẫn điềm nhiên làm nhiệm vụ của ḿnh.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Peter Cook nói trong một cuộc họp báo: “Chúng tôi triển khai các chuyến bay B-52 trong không phận quốc tế vào tất cả các thời điểm. Tôi chắc chắn rằng có một chuyến bay bằng B-52, dù không rơ vào ngày nào, và trạm điều khiển không lưu Trung Quốc cố gắng tiếp cận chiếc máy bay nhưng nó vẫn tiếp tục sứ mệnh. Không có ǵ thay đổi”.
H̀nh ảnh vệ tinh chụp Đá Xu Bi. Ảnh: REUTERS
Không lâu sau đó, Reuters dẫn lời một phát ngôn viên khác của Lầu Năm Góc, Bill Urban, cho biết 2 máy bay B-52 đă tham gia chuyến tuần tra diễn ra qua đêm 8 và ngày 9-11. B-52 Mỹ bay trong khu vực quần đảo Trường Sa nhưng không phải trong phạm vi 12 hải lư quanh các đảo nhân tạo.
“Các máy bay B-52 thực hiện nhiệm vụ thường xuyên ở biển Đông, cất và hạ cánh ở căn cứ đảo Guam” – ông Urban xác nhận.
Thông báo từ Lầu Năm Góc được đưa ra giữa lúc căng thẳng vẫn c̣n đang âm ỉ sau khi Washington điều một tàu chiến tuần tra trong phạm vi 12 hải lư quanh đá Xu Bi và Vành Khăn, nơi Bắc Kinh cải tạo để xây tiền đồn quân sự trái phép ở biển Đông.
Theo đó, ngày 27-10, tàu khu trục tên lửa USS Lassen của Hải quân Mỹ thực hiện cuộc tuần tra kéo dài vài tiếng đồng hồ quanh 2 băi đá nói trên, có lúc tiếp cận ở khoảng cách 7 hải lư. Đây được xem là thách thức của Mỹ đối với yêu sách chủ quyền phi lư của Trung Quốc trên biển Đông.
Chính phủ và truyền thông Trung Quốc sau đó chỉ lên tiếng đ̣i Mỹ giải thích mà không có bất cứ hành động can thiệp cụ thể nào.
Tuần trước, Lầu Năm Góc cam kết tiếp tục các cuộc tuần tra như vậy trong khu vực phù hợp với tự do hàng hải và luật pháp quốc tế.
Tuần sau, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ dự hội nghị thượng đỉnh APEC tại Manila - Philippines. Tuy biển Đông không nằm trong chương tŕnh nghị sự chính thức song ông Obama có khả năng lặp lại cam kết bảo vệ tự do hàng hải và hàng không của Mỹ tại khu vực này, theo Reuters.
Sau APEC, ông Obama tiếp tục dừng chân tại Kualar Lumpur - Malaysia để dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN và Đông Á. Tại các hội nghị nói trên, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cũng dự tính nêu lên vấn đề biển Đông.
Therealtz © VietBF