Trong những năm gần đây, rất nhiều cô gái Việt tại các vùng quê có hoàn cảnh khó khăn muốn ra nước ngoài lấy chồng để có cuộc sống sung túc hơn. Tuy nhiên, giấc mộng đổi đời đó của nhiều cô gái đã trở thành tấm bi kịch cuộc đời khi lấy phỉa những ông chồng ngoại quốc vũ phu. Mới đây, nhiều phụ nữ Việt được rao bán như một món hàng ngay trên một trang web mua bán nổi tiếng của Trung Quốc.
Đă có nhiều quảng cáo rao bán phụ nữ Việt Nam như một món hàng ngay trên trang mua bán nổi tiếng Taobao của Trung Quốc trong thời gian diễn ra một sự kiện mua sắm trực tuyến lớn ở nước này.
Tờ South China Morning Post (Hồng Kông) ngày 12.11 đưa tin cô dâu Việt Nam bị rao bán với giá 9.998 nhân dân tệ, tương đương 1.500 USD/người trên Taobao nhân sự kiện Ngày Độc Thân ở Trung Quốc hôm 11.11.
Người Trung Quốc gọi ngày 11.11 là Ngày Độc Thân (Song thập nhất) do toàn chữ số 1. Trong ngày này, các công ty bán hàng tổ chức hạ giá và ‘Song thậ̣p nhất’ trở thành ngày hội mua sắm lớn nhất trong năm.
Alibaba, tập đoàn mua sắm trực tuyến hàng đầu Trung Quốc và là hăng quản lư trang Taobao, cho biết người tiêu dùng đă chi 1 tỉ USD mua sắm ngay trong tám phút đầu tiên. Và có hơn 130 triệu người đă truy cập ứng dụng mua bán Taobao.
“Cơn sốt mua sắm vợ Việt Nam nhân ngày Song thập nhất đây, Chỉ với 9.998 tệ, rinh ngay một cô vợ xinh đẹp về nhà”, theo nội dung một đoạn quảng cáo đăng tải lúc 16 giờ ngày 11.11 (giờ Trung Quốc) trên Taobao.
Mẫu quảng cáo mang tính sỉ nhục phụ nữ kể trên c̣n trưng ảnh Chương Tử Di, nữ diễn viên nổi tiếng của Trung Quốc, kèm nội dung khẳng định 98 “món hàng” mà phía đăng quảng cáo đang sở hữu sẽ được chở từ tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc, đến tận nơi cho khách đặt mua ở bất kỳ đâu trên cả nước này.
Theo thông tin đăng tải trên Taobao, đơn vị rao bán cô dâu Việt Nam là Cửa hàng Quà tặng Wang Xiao Xi. Cửa hàng này nói đă bán được 2.568 cô dâu Việt trong 30 ngày qua. South China Morning Post cho biết đoạn quảng cáo này hiện đă không c̣n trên Taobao.
Đây không phải là lần đầu tiên phụ nữ Việt Nam bị rao bán như hàng hóa trong Ngày Độc Thân ở Trung Quốc. Cứ đến trước và sau sự kiện này, báo chí Trung Quốc lại đua nhau viết về phong trào lấy cô dâu Việt Nam.
Truyền thông Trung Quốc cho rằng việc các cô dâu Việt chịu lấy chồng đại lục chủ yếu do muốn thoát khỏi cảnh nghèo khó, hi vọng thông qua hôn nhân để thay đổi cuộc đời.
hoalyly@vietbf sưu tầm