Tình trạng "chảy máu chất xám" của nước ta từ trước vẫn đang là một vấn đề khá nan giải. Nhiều chuyên gia hay các học sinh sinh viên tài năng sau khi được rat u nghiệp tại nước ngoài sẽ không muốn quay trở về cống hiến cho nước nhà. Dưới đây là những lý do vì sao nhiều 'nhân tài' Việt ra nước ngoài sẽ không quay về.
BBC Tiếng Việt đă phỏng vấn Giáo sư Dương Nguyên Vũ – Viện trưởng Viện John von Neumann – Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh về những vấn đề của du học sinh khi quyết định “về hay ở”.
PV: Theo ông, những người đă đi du học, trước quyết định về Việt Nam, họ mong đợi điều ǵ?
GS. Dương Nguyên Vũ: Với những du học sinh đi thời gian ngắn như hai năm th́ môi trường không phải chuyện rất quan trọng. Trong hai năm họ tiếp cận với môi trường khác, họ sẽ hiểu môi trường ở Việt Nam đang cần, thiếu những ǵ th́ các bạn khi trở về có thể làm môi trường ở đây tốt hơn.
Những bạn đi lâu hơn nhiều sau đại học như làm tiến sỹ th́ phải đi bốn, sáu thậm chí bảy năm. Khi về chắc chắn họ có sự bỡ ngỡ. Sự bỡ ngỡ này ở trong đầu của ḿnh, ḿnh vẫn có thể thay đổi nó được.
Tuy nhiên, khi sống thời gian lâu trong môi trường điều kiện tốt hơn th́ khi về họ có so sánh và họ vẫn chưa sẵn sàng để nghĩ đến những ǵ lớn hơn bản thân họ để chấp nhận điều kiện khó hơn.
Họ bắt đầu có suy nghĩ tôi nên ở lại hay đi về?
Ở lại th́ môi trường làm việc tốt hơn, điều kiện công việc chuyên môn tốt hơn, điều kiện sống cho gia đ́nh tốt hơn, đă đi học bốn đến sáu năm th́ thường họ đă có gia đ́nh và con cái.
Là con người, lúc nào cũng thích điều tốt đẹp hơn cho cuộc sống và gia đ́nh. Và họ quyết định ở lại. Đó không phải là lỗi duy nhất của họ.
Nếu chúng ta muốn họ về nước th́ phải làm môi trường sẵn sàng cho họ, giúp họ thấy được sự khác biệt không nhiều lắm th́ họ vẫn sẽ trở về.
PV: Vậy một số yếu tố khiến họ không muốn quay về sau khi đi học là ǵ?
GS. Dương Nguyên Vũ: Trước khi tôi về Việt Nam, một trong những mục tiêu mà Đại Học Quốc Gia mong muốn chúng tôi làm là thu hút nhân tài ở nước ngoài về Việt Nam.
Do đó, chúng tôi làm một khảo sát với một số đông các nhà khoa học trẻ sau đại học ở các nước. Hơn 500 người tham dự. Kết quả khá thú vị:
86% họ đồng ư rằng điểm quan trọng nhất là môi trường làm việc. Tôi xin nhấn mạnh môi trường không phải là cơ sở vật chất mà là không gian gồm cơ sở vật chất, con người cũng như cách sinh hoạt.
Nếu như môi trường tiệm cận được với môi trường quốc tế th́ họ sẵn sàng về.
Điểm thứ hai là công việc làm và sự thích thú trong việc làm, môi trường để thăng tiến, đề tài hấp dẫn, vấn đề thách thức và họ có thể giải quyết. Đó cũng là yếu tố giúp họ trở về.
Điểm thứ ba là tài chánh, trước kia tôi nghĩ đây là điều quan trọng nhất nhưng thực ra nó chỉ nằm thứ ba thôi. Nếu họ có một cuộc sống tương đối ổn định một chút, không phải chạy gạo, chạy cơm hàng ngày và không có lương thấp lắm.
Lúc đó tôi khảo sát là năm 2008, với mức lương 1.000 USD có đến 60% đang học và làm ở nước ngoài sẵn sàng về nước.
Điểm thứ tư là khá quan trọng, xảy ra với một số học tṛ của tôi đă chọn làm ở nước ngoài, đó là v́ cuộc sống gia đ́nh nhiều hơn. Ở tuổi của họ 28 - 30, bắt đầu có gia đ́nh và con cái.
Khi có con cái họ có băn khoăn nuôi con, học hành thế nào. Đứa con trở thành trọng tâm tư duy của họ và trọng tâm của tất cả quyết định gia đ́nh. Họ quyết định ở lại là v́ con cái nhiều hơn bản thân họ.
Đó là những lư do tôi thấy đóng góp vào quyết định về hay ở của bạn trẻ.
hoalyly@vietbf sưu tầm