Chỉ ít tháng sau cuộc khủng bố vào ṭa soạn Charlie Hebdo hồi đầu năm, IS lại làm khuynh đảo nước Pháp vào 13/11 vừa qua!
Phải chăng là v́ IS quá tinh vi và thông minh? Hay do t́nh báo Pháp quá “gà mờ” mà họ đă để xảy ra vụ khủng bố đẫm máu đến vậy?
Khủng bố ngày càng ranh ma và xảo quyệt. Chúng dùng những công nghệ cổ xưa liên lạc để tránh bị t́nh báo nghe lén và cũng đủ tinh quái trước các chiến lược t́nh báo của phương Tây.
Một bé gái đứng trước nhà hàng Petit Cambodge và Le Carillon, nơi đặt nến và hoa tưởng niệm các nạn nhân xấu số thiệt mạng hôm 13.11
Pháp đang trong một cuộc chiến “không thể thắng” với các mối đe dọa từ khủng bố cực đoan, theo lời từ các chuyên gia quân sự hàng đầu nước Pháp ngày hôm qua (14.11)
Những người Pháp theo đạo Hồi có thái độ bất măn, biên giới không được canh chừng cẩn mật, những kẻ liều chết sẵn sàng xả thân v́ đạo đang tràn từ Syria, Iraq sang khiến nguy cơ mất an ninh ở Pháp cao hơn bao giờ hết.
Pháp ước tính có hơn 2.000 người liên quan tới mạng lưới thánh chiến ở Syria và Iraq và khoảng 3.800 người khác được các t́nh báo viên gọi là “những kẻ quá khích”. Số lượng hơn 5.000 tên này chỉ được 3.200 mật vụ theo dơi.
“Lực lượng của chúng tôi luôn quá tải”, ông Jean-Charles Brisard, giám đốc Trung tâm phân tích khủng bố có trụ sở ở Paris cho biết. “Bạn nên biết rằng cần ít nhất 25 nhân viên chống khủng bố để theo dơi một nghi phạm. Công việc này thực sự khó khăn.”
Chính sách mở cửa biên giới cũng cho phép vũ khí và những tên khủng bố tự do tràn vào châu Âu – hai tên trong vụ thảm sát liên hoàn vừa qua đến từ Bỉ - điều đó dấy lên lo ngại rằng các mật vụ không thể nào kiểm soát hết các mối đe dọa tiềm tàng được.
Sự từ chối siết chặt khu vực Schengen của Bỉ hoặc tham gia vào hệ thống Đăng kí tên du khách (PNR) – một ư tưởng đưa ra sau vụ đánh bom ở Madrid năm 2004 – khiến các quốc gia như Pháp càng dễ tổn thương, ông Mrisard cho biết thêm.
“Cơ quan an ninh Pháp có tất cả các tài nguyên, kĩ thuật cần thiết, tuy nhiên châu Âu không có một cơ chế kiểm soát gắt gao mà phía Pháp đ̣i hỏi hơn một thập kỉ qua”, ông Mrisard chia sẻ.
Cuộc tấn công liên hoàn vào Paris đêm thứ Sáu đánh dấu một bước chuyển mới trong chiến lược chống khủng bố của Pháp. Mối lo sợ lớn nhất về khủng bố liên hoàn lại một lần nữa xuất hiện kể từ cuộc thảm sát đẫm máu ở Mumbai (Ấn Độ) năm 2008.
Thi thể nạn nhân xấu số sau vụ khủng bố đẫm máu liên hoàn ở Pháp hôm 13.11
Các báo cáo cho biết những kẻ khủng bố không nói được tiếng Pháp, mang hộ chiếu Syria và Ai Cập. Một hộ chiếu trong số đó đăng kí tháng 10 tại một trại tị nạn ở đảo Leros (Hy Lạp). Điều này cho thấy mối đe dọa khủng bố từ Trung Đông ngày càng hiện hữu rơ nét.
“Cuộc tấn công này đánh dấu bước ngoặt so với cuộc khủng bố vào ṭa soạn Charlie Hebdo hồi đầu năm. Việc sử dụng hộ chiếu nước ngoài cho thấy mối nguy hiểm từ 800.000 người tị nạn tràn vào châu Âu không phải là không có cơ sở”, Camille Grand, Giám đốc quỹ Nghiên cứu chiến lược cho biết.
Không những vậy, bọn khủng bố ngày càng ranh ma và xảo quyệt. Chúng dùng những công nghệ cổ xưa liên lạc để tránh bị t́nh báo nghe lén và cũng đủ tinh quái trước các chiến lược t́nh báo của phương Tây. Chẳng hạn, chúng dùng nhiều điện thoại một lúc để đánh lạc hướng cơ quan điều tra. Trong vụ Charlie Hebdo, những kẻ tấn công sử dụng tới 15 chiếc điện thoại.
“Đây là cuộc rượt đuổi mèo và chuột trong một cuộc chiến điện tử”, ông Grand cho biết. “Chúng chuyển từ việc sử dụng các biện pháp liên lạc thông thường sang các dữ liệu được mă hóa hoặc tṛ chơi điện tử để giao tiếp, truyền tin – thử thách liên tục tăng lên”.
Mối lo ngại khi Pháp mở toang biên giới có thể khiến khủng bố tràn vào đă được cảnh báo từ trước đó vài tháng.
Trong tháng 9, Marc Trevidic, một chuyên gia về chống khủng bố đă cảnh báo Pháp “thực sự dễ tổn thương” trước các cuộc tấn công khủng bố v́ vị trí địa lư nhạy cảm và các hoạt động quân sự tham gia ở Syria và Mali.
Ông Marc cảnh báo rằng mật vụ Pháp chưa đủ sức giải quyết được mối đe dọa quá lớn này. “Phải thừa nhận rằng: khi đối mặt với khủng bố ở nhiều dạng thù h́nh và quy mô khác nhau, các vũ khí chống khủng bố của chúng ta không c̣n sắc bén, hiệu quả và linh hoạt như trước đây nữa”.