Ở một số người luôn cảm thấy có một giọng nói của ai đó trong đầu, hay luôn cảm thấy có một người bí ẩn đi và dơi theo ḿnh. Tuy nhiên, bắt đầu từ câu chuyện về chuyến thám hiểm của Ernest Shackleton cho tới hiện tượng bóng đè và những giọng nói bí ẩn - các nhà khoa học dường như đă có lời lư giải cho những câu chuyện về "người thứ ba" này.
Ba nhà thám hiểm Ernest Shackleton, Frank Worsley, Tom Crean trong chuyến thám hiểm tới Nam Cực của ḿnh năm 1916 đă phải đối mặt cận kề với cái chết khi tàu của họ bị đóng băng và không thể di chuyển.
Họ đă đi bộ suốt 36 tiếng đồng hồ, vượt qua rất nhiều núi chỉ với một cây ŕu và một cuộn dây thừng. Trải qua nhiều biến cố, may mắn là hành tŕnh gian nan này đă kết thúc tốt đẹp và cả đoàn thủy thủ sống sót trở về.
Câu chuyện tưởng chừng như kết thúc ở đây, nhưng sau đó vài tuần, cả ba người đă cùng kể lại một sự việc ḱ lạ trên đường đi: họ cảm giác như luôn có một người thứ tư âm thầm, sát cánh cùng họ trong suốt cuộc hành tŕnh.
Không những thế, người thứ tư này c̣n nói chuyện, tâm sự với họ trên đường đi.
Khi câu chuyện được công bố, không ít nhà leo núi, thám hiểm thủy thủ cũng đă chia sẻ kỷ niệm của ḿnh về sự xuất hiện của một người giấu mặt, một thế lực bí ẩn, đôi khi có cả tiếng nói, cái bóng nhưng không có h́nh hài cụ thể giúp đỡ ḿnh trong suốt chuỗi ngày dài.
Theo các nhà nghiên cứu, sự việc này dường như xảy ra phổ biến khi người trong cuộc lâm vào t́nh huống đặc biệt nguy hiểm liên quan đến sự sống c̣n: Những thiên thần hộ mệnh, hay người dẫn đường... Hiện tượng đó được gọi là ảo giác "người thứ ba".
Tên gọi ảo giác “người thứ ba” xuất phát từ bài thơ “Đất hoang” của nhà thơ đoạt giải Nobel Văn học - TS Eliot vào năm 1948.
Nhận định ban đầu các nhà khoa học
Có thể hiểu ảo giác về “người thứ ba” trong câu chuyện của nhà thám hiểm Shackleton chính là "người thứ tư" mà họ luôn cảm thấy.
Nhiều chuyên gia nhận định rằng, cảm giác chắc chắn có sự xuất hiện của “người thứ ba” là một ảo giác con người tạo ra để tự vệ. Điều đó có nghĩa, hiện tượng này có thể xảy ra với bất cứ ai khi họ gặp những t́nh huống nguy cấp.
Tuy nhiên, lư giải này chưa hợp lư bởi vẫn có ảo giác xảy ra trong những t́nh huống ít khẩn cấp hơn.
Ví dụ những gia đ́nh sau khi người thân qua đời, người trong nhà luôn có cảm giác rằng người mất chưa thực sự rời đi, họ vẫn ở trong nhà, ở trên pḥng, hay ngồi lắc lư trên chiếc ghế ưa thích của họ.
Việc cảm thấy có ai đó xung quanh cũng rất phổ biến trong các trường hợp bị bóng đè, khi người ta có cảm giác ḿnh đă thức giấc nhưng lại không thể động đậy hay trở ḿnh.
Người bị bóng đè c̣n có cảm giác về sự hiện hữu của ai đó trong pḥng, cùng với các dấu hiệu khác như cảm thấy có sức ép ở lồng ngực và khó thở.
Không chỉ những bệnh nhân bóng đè, người bệnh Parkinson và các bệnh về năo cũng có những trải nghiệm về ảo giác tương tự.
vietbf @ sưu tầm