TQ chưa thể ‘ngang cơ’ với Mỹ
Quân đội của TQ vẫn chưa là ǵ so với Mỹ đâu…
Mỹ không cần dùng hết sức lực cũng có thể tiêu tiệt cả hạm đội hải quân Mỹ
Theo một cựu quan chức quân đội Đài Loan, quân đội Mỹ không cần sử dụng toàn bộ sức mạnh mà vẫn có thể đánh bại Hạm đội Đông Hải và quân đổ bộ của Trung Quốc.
Truyền thông Đài Loan dẫn bài viết của một cựu quan chức quân đội Đài Loan cho rằng:
Trong tương lai, quân đội Mỹ không cần sử dụng đến tàu sân bay và máy bay tác chiến tại eo biển Đài Loan, cũng không cần đối kháng quân sự trực tiếp toàn diện với Trung Quốc mà vẫn có thể*“hỗ trợ quân đội Đài Loan và bảo đảm an toàn”*cho eo biển Đài Loan.
Theo ông này, quân đội Mỹ không cần sử dụng toàn bộ sức mạnh mà vẫn có thể dễ dàng đánh bại Hạm đội Đông Hải và quân đổ bộ của Trung Quốc. Lực lượng Mỹ thậm chí không cần quá 50 người.
Cơ sở của lập luận này là ǵ? Sức mạnh của Mỹ rốt cuộc đến từ đâu?
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Lôi Trạch cho rằng, nhận định của cựu quan chức Đài Loan dựa trên cơ sở Mỹ đang phát triển một loạt chiến thuật chống hạm mới ngoài vùng pḥng không, với 2 thành phần chính là tiêm kích F-22 và máy bay ném bom tàng h́nh B-2.
Chẳng hạn, trong giai đoạn 2003 – 2006, quân đội Mỹ đă kiểm nghiệm sử dụng máy bay cảnh báo E-8, E-3 và máy bay chỉ huy để dẫn đường cho máy bay ném bom B-2 tấn công mục tiêu trên biển và trên đất liền.
Kết quả cho thấy, 4 máy bay ném bom B-2 có thể phóng ít nhất 300 quả bom dẫn đường chính xác loại nhỏ và do có độ chính xác rất cao nên số bom này đủ để phá hủy 3 sân bay quân sự.
Theo truyền thông Đài Loan, nếu Mỹ dùng vũ khí này tấn công Hạm đội Đông Hải th́ quân đội Trung Quốc không có cách nào pḥng thủ, do không có đủ tên lửa pḥng không để chống đỡ.
Mặt khác, Hải quân Trung Quốc chưa chắc có thể phát hiện được máy bay ném bom B-2, ngay cả khi phát hiện cũng không thể đánh chặn.
Tuy nhiên, ông Lôi Trạch cho biết, trên thực tế, bom đường kính nhỏ của quân đội Mỹ có tầm bắn không quá 50km, trong khi tên lửa đất-đối-không S-300 và hệ thống pḥng không trên hạm HQ-9 của Hạm đội Đông Hải đều có tầm bắn hơn 150km.
Lẽ nào máy bay B-2 của Mỹ đi giữa ṿng tṛn hỏa lực pḥng không của Trung Quốc để ném bom?
Chuyên gia Lôi Trạch nói thêm rằng khả năng tàng h́nh của máy bay không phải là tuyệt đối. Máy bay B-2 của Mỹ không thể qua mặt máy bay cảnh báo và radar chống tàng h́nh trên bộ của một nước có khả năng pḥng không mạnh như Trung Quốc.
Mỹ dám sử dụng B-2 tấn công nước không có khả năng pḥng không như Serbia và Iraq nhưng Trung Quốc không yếu như vậy.
Năm 2015, một số nguồn tin cho biết, Trung Quốc đă triển khai radar chống tàng h́nh trên bán đảo Sơn Đông, theo dơi máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ cất hạ cánh tại căn cứ Osan (Hàn Quốc), buộc quân đội Mỹ phải rút F-22.
Theo ông Lôi Trạch, chưa tính đến chuyện đúng hay sai nhưng thông tin mà truyền thông đưa ra không phải là vô căn cứ.
Đối với nước lớn như Trung Quốc, hệ thống radar cảnh báo (gồm radar sóng ngắn loại lớn, radar pḥng không và radar chống tàng h́nh trên mặt đất) cùng các máy bay cảnh bảo KJ-200, KJ-2000 và KJ-500 có thể tạo thành một mạng lưới hệ thống chống tàng h́nh lớn.
Quân đội Mỹ tuy mạnh nhưng rất khó để giành quyền kiểm soát điện tử và kiểm soát trên không xung quanh Trung Quốc.
Đặc biệt ngày nay, hệ thống đối kháng giữa các nước lớn ngày càng dữ dội. V́ thế, theo ông Lôi Trạch, về cơ bản, nhận định cho rằng Mỹ chỉ dựa vào máy bay bay B-2 và F-22 đă có thể tiêu diệt một hạm đội của Trung Quốc là hoàn toàn phi lí.