Trong suốt thời gian qua dù các nước đang nỗ lực trong việc tiêu diệt IS, th́ ĐỨc vẫn đứng ngoài cuộc chiến. Động thái mới đây của Đức cho thấy nước này đă không cong đứng ngoài cuộc chiến. VỚi sự tham gia của Đức , nhà nước hồi giáo IS sẽ phải chịu nhiều đợt tấn công hơn nữa.
Theo kế hoạch, Đức sẽ triển khai đến khu vực 6 máy bay trinh sát Tornado, một máy bay tiếp liệu và một tàu khu trục để bảo vệ tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp và 1.200 quân nhân. Lực lượng Đức được phép tự vệ nếu bị tấn công nhưng phi công nước này sẽ không tham gia không kích IS ở Syria.
Theo báo The Wall Street Journal, sứ mệnh trên dự kiến kéo dài 1 năm nhưng có thể được gia hạn. Trước đó, Đức đă cung cấp vũ khí và huấn luyện lực lượng người Kurd đang chống IS ở Iraq.
Bước đi trên diễn ra sau khi IS lên tiếng nhận trách nhiệm vụ tấn công khủng bố liên hoàn ở thủ đô Paris - Pháp vào tháng rồi. Chính phủ Pháp sau đó tăng cường nỗ lực tiêu diệt IS, trong đó có việc tiến hành không kích từ tàu sân bay Charles de Gaulle, nơi Tổng thống Francois Hollande đến thăm hôm 4-12.
Cũng đáp ứng lời kêu gọi của Pháp, Hạ viện Anh trước đó 1 ngày nhất trí không kích IS ở Syria. Tuy nhiên, các bộ trưởng Anh cảnh báo có thể mất đến 2 năm để xóa sổ IS trong khi một quan chức chống khủng bố châu Âu tiết lộ với đài CNN rằng các phiến quân IS người Anh đă nhận lệnh quay về quê nhà để tấn công.
Không chỉ Pháp, Anh mà Nga cũng là mục tiêu tấn công của IS kể từ khi bắt đầu không kích IS vào cuối tháng 9-2015. Reuters hôm 4-12 dẫn một tài liệu ṛ rỉ cho biết Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) vừa cảnh báo cảnh sát Thái Lan rằng 10 người Syria có liên hệ với IS đă xâm nhập nước này trong tháng 10 để t́m cách tấn công các lợi ích của Moscow.
Trước đó 2 ngày, IS tung lên mạng đoạn video chiếu cảnh chặt đầu một người đàn ông được cho là “gián điệp Nga”. Lănh đạo Cộng ḥa Chechnya thuộc Nga, ông Ramzan Kadyrov, sau đó xác nhận nạn nhân là một người Chechnya và tuyên bố sẽ tấn công IS để trả thù.
Cuộc chiến chống IS tại Iraq cũng nóng lên sau khi Mỹ quyết định sẽ triển khai thêm 100 đặc nhiệm đến đó. Trả lời phỏng vấn đài CBS hôm 3-12, Tổng thống Mỹ Barack Obama thừa nhận chỉ một ḿnh lực lượng đặc nhiệm Mỹ sẽ không thể tiêu diệt IS. Tuy nhiên, họ có thể cung cấp thêm thông tin t́nh báo, làm việc với các lực lượng địa phương và trợ giúp chiến dịch không kích. Ngoài ra, ông chủ Nhà Trắng khẳng định động thái trên không có nghĩa là Washington đang hướng đến một cuộc xâm lược (Iraq) như những ǵ xảy ra hồi năm 2003.
Tuy nhiên, trong một tuyên bố đăng tải trên trang mạng xă hội Facebook cùng ngày, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi nhắc khéo Washington rằng Baghdad không yêu cầu chi viện bộ binh nước ngoài và nếu bất kỳ quốc gia nào triển khai lực lượng tới đây sẽ bị xem là hành động “thù địch”.