Xung đột vũ trang giữa Mỹ và Trung Quốc có thể xảy ra. Đó là kết luận của tờ báo Mỹ National Interest khi phân tích 5 xung đột giữa 2 nước. cùng đọc để biết thêm thông tin chi tiết nhé
1. “Cuộc tấn công trinh sát phức tạp" của PLA có hiệu quả?
Nguyên thủy, thuật ngữ reconnaissance-strike complex (cuộc tấn công trinh sát phức tạp) ra đời giai đoạn cuối của Chiến tranh Lạnh và hiện Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã phát triển được hệ thống riêng.
Gồm vệ tinh, các loại sensor không gian và cảm biến khác; cơ cấu chỉ huy và kiểm soát; một loạt các loại tàu tên lửa chống hạm tầm xa và tên lửa đạn đạo được thiết kế dùng cho mục đích tấn công các lực lượng đặc nhiệm hải quân.
Trung Quốc vượt Mỹ về khả năng được trang bị các tên lửa đạn đạo có tầm đe dọa lớn, cũng như tên lửa hành tŕnh chống ngầm. Đặc biệt, trong kho của Trung Quốc còn có nhiều tên lửa hành tŕnh chống tàu, vượt xa cả Mỹ về số lượng, tính năng phạm vi lẫn tốc độ.
Không quân Trung Quốc đă có nhiều cải tiến, được đào tạo chiến thuật chống tàu, nhất là trong trong điều kiện hoạt động nước sâu đại dương. Trong thập kỷ tới, PLA tiếp tục duy trì, nâng cao khả năng này.
Theo báo cáo hàng năm của Lầu Năm Góc và thông tin từ Ủy ban Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung cho thấy PLA hiện đang tiếp tục mở rộng năng lực thiết bị cảm biến giám sát trên không, đặc biệt là trên bầu trời đại dương.
Những ǵ c̣n lại Mỹ chưa biết, đó là khả năng tác chiến của binh sĩ PLA liên quan đến mạng cảm biến và hệ thống thông tin để tăng cường sức mạnh “chống hải quân" đối phương.
Ngoài ra, Mỹ cũng chưa rõ độ tin cậy của các loại tên lửa chống tàu tầm xa của PLA khi được dùng tấn công các mục tiêu di động và được bảo vệ tốt trên biển. Nhiều thử nghiệm trong những năm tới sẽ được tiến hành để trả lời câu hỏi này cũng như tìm hiểu khả năng tác chiến vũ khí của Trung Quốc trong tương lai. Nếu không, mối nguy cơ chiến tranh từ “bất đồng" là điều khó tránh.
2. Hệ thống pḥng thủ tên lửa tàu sân bay của Mỹ đủ sức mạnh?
"Điều tàu sân bay đến" được xem là chiến thuật phản ứng nhanh của Mỹ được duy trì xưa nay. Điều này đã được chứng minh qua các đời tổng thống Mỹ. Ví dụ, Tổng thống Bill Clinton đã từng đưa hai tàu sân bay trong thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng tại eo biển Đài Loan do Trung Quốc gây ra năm 1996 và khi tình hình tạm lắng đã tiếp tục duy trì để cân bằng khu vực cho đến tận ngày nay.
Mặc dù mối đe dọa tên lửa đối với tàu sân bay Mỹ ngày càng tăng, nhưng phía Mỹ vẫn chưa có những phản ứng tích cực, vẫn sử dụng thủ thuật nói trên. Điều này có thể là thảm họa nếu pḥng thủ tên lửa tàu sân bay không có đủ và không hiệu quả, nhất là khi đối phương có nhưng vũ khí hiện đại như "sát thủ diệt tàu sân bay" DF-21D của TQ là một ví dụ.
Hải quân Mỹ hiện đang phấn đấu nâng cấp hệ thống pḥng thủ tên lửa, trong đó có việc sử dụng hệ Hệ thống Kiểm soát hỏa lực-Pḥng không tích hợp Hải quân (NIFC-CA). Hệ thống được thiết kế nhằm tích hợp tàu chiến với máy bay thành một, nhằm hạn chế mối đe dọa từ tên lửa của đối phương ở các phạm vi xa hơn so với hiện nay.
Tương lai, Hải quân Mỹ còn có kế hoạch sử dụng vũ khí laser công suất lớn và pháo ray điện từ trường để bảo vệ tên lửa. Dự kiến, trong thập kỷ tới, khả năng pḥng thủ tàu sân bay của Hải quân Mỹ hoàn toàn có thể ngăn chặn một cuộc tấn công với trên một trăm tên lửa, đến từ một hay hai hướng.
3. Tên lửa PLA có thể khống chế các căn cứ Mỹ ở Tây Thái B́nh Dương?
Bắt đầu từ cuối thập niên 90 ở thế kỷ trước, giới phân tích quân sự Mỹ bắt đầu để ý đến các mối đe dọa tấn công từ mặt đất của tên lửa PLA đối với các căn cứ không quân, hải quân của Mỹ và đồng minh ở Tây Thái B́nh Dương.
Mối quan tâm này đã được đề cập trong các báo cáo của Tập đoàn Nghiên cứu và Phát triển Hoa Kỳ (RAND), Ủy ban Kinh tế & An ninh Mỹ-Trung Quốc và Lầu Năm Góc. Theo các tài liệu này, PLA hiện đang thực hiện những kế hoạch dài hơi nhằm khống chế, thậm chí dập tắt, ít nhất là tạm thời, các căn cứ quân sự lớn của Mỹ ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Okinawa và Guam bằng các cuộc tấn công tên lửa đạn đạo và hành tŕnh chính xác.
Làm như vậy PLA hy vọng sẽ ngăn chặn được khả năng sử dụng máy bay chiến đấu của của Không quân Mỹ và gây hại cho tàu bảo trì của Hải quân Mỹ cũng như hạn chế khả năng hỗ trợ cho các các lực lượng này.
Các nhà hoạch định quốc pḥng Mỹ đã hưởng ứng bằng cách tăng cường các điểm hỗ trợ không gian và pḥng thủ tên lửa, bổ sung thêm khả năng pḥng thủ tên lửa đồng thời cải tạo đường băng, nâng cao năng lực duy tu bảo dưỡng và sửa chữa tại chỗ cho các căn cứ quân sự.
Tăng cường thêm tên lửa phòng thủ và áp dụng phương án "Rapid Raptor", trong đó lực lượng không quân Mỹ sẽ phân tán thành nhóm nhỏ với các máy bay chiến đấu tấn công và máy bay vận tải hỗ trợ đóng tại nhiều nơi khắp khu vực, riêng Thủy quân lục chiến còn được trang bị thêm các phi đội F-35B
Phân tán lực lượng được xem là phương án khả thi trong bối cảnh hiện nay, tuy nhiên nó lại không an toàn so với các căn cứ lớn. Ngoài ra, những khó khăn liên quan đến hỗ trợ hậu cần cũng không đảm bảo nếu các căn cứ nhỏ phân bố rộng. Điều này không chỉ gây đau đầu cho phía Mỹ mà ngay cả Trung Quốc cũng đang gặp khó khăn tương tự.
4. Các chương trình "làm mù" phát huy hiệu quả ?
Cả quân đội Mỹ lẫn PLA đều có kế hoạch ngăn chặn “vô hiệu hóa” khả năng thu thập thông tin t́nh báo chiến trường và truyền thông tin, mệnh lệnh tiếp đến cho các đơn vị đang tác chiến. Trung Quốc là quốc gia đi đầu trong việc đối phó trong không gian, hiện vẫn thường xuyên thử nghiệm các loại tên lửa chống vệ tinh trực tiếp.
Trong khi đó, không quân Mỹ lại thử nghiệm thành công một loại vũ khí chống vệ tinh năm 1980, Hải quân Mỹ đă chứng minh khả năng chống vệ tinh tốc độ vũ trụ cấp 2 vào năm 2008, khi nó hạ một vệ tinh bằng tên lửa SM-3.
Với khả năng này, vũ khí chống vệ tinh có thể nhắm trúng mục tiêu các vệ tinh trinh sát khác đang hoạt động trong quỹ đạo trái đất thấp, thậm chí cả các vệ tinh thông tin liên lạc và điều hướng trong quỹ đạo tầm cao hơn.
Ngoài khả năng "làm mù", "làm điếc" vũ khí không gian, cả hai bên cũng đang gấp rút phát triển vũ khí điện tử (EW) hay tác chiến điện tử nhằm loại trừ hoặc làm giảm hiệu quả các hệ thống chỉ huy, khả năng điều khiển vũ khí bằng các phương tiện điện tử của đối phương, bảo đảm ổn định tối đa cho hoạt động của các hệ thống đó của ḿnh trước các tác động của đối phương trong chiến tranh. Cụ thể hơn, EW có khả năng gây nhầm lẫn tên lửa của đối phương và làm tắc nghẽn thông tin liên lạc của kẻ thù.
Lầu Năm Góc đă thành lập một Ủy ban điều hành chiến tranh điện tử để bảo vệ vũ khí EW và phối hợp hoạt động EW qua các dịch vụ. Theo trung tâm t́nh báo Không quân Mỹ, chiến tranh điện tử là một phần quan trọng của học thuyết tác chiến lẫn mục tiêu đào tạo của quân đội Trung Quốc hiện nay, Trung Quốc đã tự sản xuất được các khí tài kiểu này.
So với Mỹ, Trung Quốc có nhiều lợi thế trong việc sản xuất và thử nghiệm vũ khí EW, đặc biệt là thử nghiệm tại các căn cứ đảo và trong lực lượng đặc nhiệm hải quân. Giả sử, cả hai bên làm gián đoạn mạng lưới vệ tinh của nhau, thì thời gian phục hồi của Trung Quốc sẽ nhanh hơn, tổn thất ít hơn so với Mỹ.
Đổi lại, Mỹ lại có cả một hệ thống đồng minh rộng lớn trong khu vực hỗ trợ vì vậy Trung Quốc cũng rất ớn ngại thế mạnh tác chiến điện tử của Mỹ nếu chiến tranh xảy ra.
5. Chiến tranh mạng ảnh hưởng đến hiệu quả chiến thuật?
Các hoạt động thu thập tin t́nh báo mạng của Trung Quốc được dư luận biết đến từ lâu, mang tính hệ thống, thậm chí còn ảnh hưởng đến mối quan hệ ngoại giao.
Kể cả thâm nhập vào mạng thiết kế máy F-35 của hãng Lockheed Martin, xâm nhập vào dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cơ sở dữ liệu thẻ tín dụng, và bị cáo buộc đánh cắp thông tin của 22 triệu nhân viên thuộc Văn pḥng Mỹ Quản lư nhân sự (OPM) Mỹ.
Đế nay mức độ sử dụng vũ khí không gian mạng của PLA để làm gián đoạn, bóp méo và hư hỏng cảm biến và mạng điều hành của quân đội Mỹ chưa có số liệu chính xác, đặc biệt là trong giai đoạn hoạt động quân sự quan trọng, nhưng thành công của Trung Quốc trong các hoạt động t́nh báo mạng là làm gián đoạn, gây khó khăn cho Mỹ là điều có thật.
Để hạn chế những thiệt hại này, phía Mỹ đang trù tính đến nguy cơ tấn công không gian mạng cấp cao hơn trong tương lai. Và tuy áp lực ngân sách thời gian gần đây gia tăng, nhưng Lầu Năm Góc vẫn ưu tiên cho lĩnh vực này, xây dựng được hệ thống kiểm tra không gian mạng quốc gia, thường xuyên áp dụng công nghệ mô phỏng tác chiến không gian và tăng cường đào tạo để nâng cao năng lực cho quân đội.
Chiến tranh mạng thực sự nguy hiểm, song các quan chức quốc pḥng Mỹ lại ít công khai thảo luận, hoặc chứng minh công khai khả năng của mình. Hiệu quả hoạt động tấn công mạng của Mỹ được xem là một hoạt động quân sự chiến thuật và chứa đựng nhiều bí ẩn, ít nhất là đối với người ngoài cuộc.
Cuộc tấn công mạng Stuxnet chống lại chương tŕnh hạt nhân của Iran, được dư luận cho là nỗ lực của liên minh giữa Mỹ và Israel, hoặc vụ quân đội Iraq tại Kuwait năm 1991 đã bị thiệt hại đáng kể bởi các cuộc tấn công của liên minh giống như những gì liên minh chống lại Iran gần đây. Tổng thống Iraq Saddam cho rằng có bàn tay chiến tranh mạng của Mỹ, nhưng phía Mỹ lại nói là không là một ví dụ.
VietBF © Sưu Tầm