Những biến động liên tiếp trên thị trường dầu mỏ đều có sự nhúng tay của ‘ông lớn’ này…
Đó chính là Mỹ…
Thị trường dầu mỏ trở nên u ám dưới sự chỉ đạo của Mỹ.
Hăng tin Bloomberg News, ngày 21/12 cho biết, giá dầu Brent giảm 71 xu Mỹ xuống 36,17 USD/thùng tại sàn ICE Futures Europe ở London (Anh), mức thấp nhất kể từ ngày 13/7/2004.
C̣n tại thị trường Singapore, giá dầu thô Brent giao tháng 2/2016 đă giảm 59 xu Mỹ xuống 36,29 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu West Texas Intermediate (WTI) giao tháng 1/2016 giảm 36 xu Mỹ xuống 34,37 USD/thùng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới t́nh trạng này.*Thứ nhất,*cuối tuần trước Quốc hội Mỹ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu tồn tại suốt 40 năm qua.
Ngoài ra,*sản xuất dầu thô tại Mỹ đang tăng do số giàn khoan dầu của Mỹ trong tuần trước đă tăng thêm 17 giàn khoan lên tổng số 541 giàn khoan đang hoạt động, kết thúc bốn tuần giảm liên tiếp.
Ngân hàng ANZ cho rằng sự gia tăng số giàn khoan giữa lúc giá dầu thấp đă cho thấy các nhà sản xuất dầu đá phiến tại Mỹ quyết tâm duy tŕ sản lượng, trong khi dự trữ dầu thô của nước này đă tăng lên 491 triệu thùng, mức cao nhất trong thời điểm này của năm kể từ năm 1930.
Trong khi đó nguồn cung dầu mỏ ra thị trường từ các nhà cung cấp khác vẫn không giảm. Tuần trước, OPEC quyết định giữ nguyên sản lượng và Nga cũng có bước đi tương tự bất chấp giá dầu giảm hàng ngày.
C̣n một nguyên nhân khác được các chuyên gia nêu ra. Đó là quyết định nâng lăi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ hồi tuần trước. Điều này khiến lăi suất đồng USD cao gây áp lực sụt giảm lên giá dầu cũng như các loại tiền tệ khác.
Với việc giá dầu giảm, nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất vẫn là Nga, bởi trong tỉ trọng xuất khẩu hiện nay của nước Nga, dầu thô chiếm khoảng 35%, xăng dầu đă được chế biến chiếm 17% và khí đốt chiếm 14%.
Do đó, nền kinh tế của nước Nga sẽ tiếp tục khủng hoảng nếu giá dầu vẫn giữ ở mức thấp và chính phủ sẽ có nhiều lựa chọn khó khăn hơn cho năm tới.
Bên cạnh đó, theo CNN, Nga, Venezuela, Nigeria và nhiều quốc gia sản xuất dầu mỏ khác đă hối lộ cho tổ chức dầu mỏ dẫn dầu bởi Arab Saudi nhằm giảm sản lượng và tăng giá thành nhưng thất bại.