Hiện nay có rất nhiều kẻ giữ vai tṛ trọng yếu trong lực lượng ISlà những cựu sĩ quan đảng Bath dưới thời Saddam Hussein. Theo nhận định của các chuyên gia quân sự th́ đây lại là điểm yếu đối với tổ chức này. Đó là v́ những người này lại có tư tưởng tôn giáo khác biệt.
Haji Bakr, một thủ lĩnh IS từng là cựu sĩ quan dưới thời Saddam Hussein. Ảnh: AFP
Hồi đầu tháng 8, các nguồn tin t́nh báo Iraq cho biết sở dĩ phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) phát triển ngày càng bài bản và mạnh mẽ là bởi nhóm này đă chiêu mộ thành công nhiều cựu sĩ quan quân đội và t́nh báo thuộc đảng Bath của cố tổng thống Iraq Saddam Huissein.
Chính đội ngũ chỉ huy dày dặn kinh nghiệm này đă giúp IS tổ chức đội quân, thiết lập các nguyên tắc kỷ luật, kêu gọi, kết nối các chiến binh jihad ở khắp nơi trên thế giới lại với nhau, kết hợp chiến thuật khủng bố với các hoạt động quân sự. Tuy nhiên, do tư tưởng tôn giáo khác biệt, họ hoàn toàn có thể thoát ly và gây ra những tổn hại lớn cho nhóm này, theo Atlantico.
Theo chuyên gia Alain Rodier, thuộc trung tâm Nghiên cứu t́nh báo Pháp, về cơ bản th́ quan điểm tôn giáo của các cựu sĩ quan Iraq không tương đồng với mục tiêu xây dựng nhà nước thuần về tôn giáo của các chỉ huy tối cao IS.
Dưới thời cố tổng thống Saddam Hussein, các thành viên đảng Bath thuộc ḍng Sunni đă duy tŕ chính sách nhà nước thế tục, coi nhẹ tính chất giáo phái hay sắc tộc. Họ thường đi tiên phong trong các quan điểm rộng mở đối với mọi người dân trong đất nước. Chủ nghĩa Bath được coi là động lực cho sự thống nhất quốc gia, mặc dù sự thống nhất đó có phần độc đoán.
"Các động thái nhằm 'tôn giáo hóa' đất nước như cấm bán rượu tại các nơi công cộng, đưa khẩu hiệu 'Allah Akbar' lên quốc ḱ, hay xây mới các nhà thờ Hồi giáo của cố Tổng thống Hussein tại thời điểm sắp bị lật đổ nhằm mục tiêu chính đoàn kết dân tộc, kết hợp Hồi giáo với chủ nghĩa dân tộc để chuẩn bị cho chiến tranh", ông Rodier nói.
Trong khi đó, IS đang duy tŕ chính sách phân biệt tôn giáo hà khắc và độc đoán, tất cả những người không theo đạo Hồi, thậm chí là các hệ Hồi giáo khác ngoài Sunni đều bị tổ chức này coi là kẻ thù cần phải bị trừng phạt và tiêu diệt.
Pascal Neveu, chuyên gia tâm lư khủng bố thuộc Viện Phân tích Tâm lư cho rằng động cơ gia nhập IS của lực lượng cựu thành viên đảng Bath đa số là do bất măn với chính quyền mới do người Shiite kiểm soát tại Iraq, chứ không phải v́ lư tưởng xây dựng nhà nước Hồi giáo.
Khi mới lên nắm quyền, chính phủ Iraq với đa phần là người Hồi giáo ḍng Shiite đă cam kết các chính sách đoàn kết dân tộc, như cho phép cựu sĩ quan đảng Bath được tham gia trở lại quân đội, hoặc chí ít họ cũng được hưởng các chế độ hưu trí. Tuy nhiên phần lớn các lời hứa đó đều không trở thành hiện thực, thậm chí họ c̣n bị phân biệt đối xử một cách bất công.
"Họ không phải là các thành phần Hồi giáo cực đoan cuồng tín, họ gia nhập IS đơn giản v́ họ có kẻ thù chung là chính quyền Iraq và Syria hoặc là do hoài vọng về một quá khứ huy hoàng đă mất", ông Neveu nhận định.
Theo b́nh luận viên Clément Ghys của tờ La Libération, các cựu sĩ quan quân đội Iraq thời kỳ Saddam Hussein đang ấp ủ những mục đích và tính toán riêng. Hoàn cảnh buộc họ phải chiến đấu bên cạnh IS nhưng chắc chắn họ không "mơ" về một đế chế Hồi giáo toàn cầu như lănh đạo tối cao của IS đă tuyên bố.
Điểm yếu có thể bị khai thác
Ông Rodier cho rằng các sĩ quan cựu thành viên đảng Bath hoàn toàn có trể trở thành nhóm mà liên quân do Mỹ đứng đầu có thể thương lượng để kéo họ thoát ly khỏi IS trong nỗ lực tiêu diệt tổ chức này.
Trên thực tế, ư tưởng này không hoàn toàn mới và đă được Washington áp dụng đối với lực lượng dân quân có tên "Những người con Iraq" trong giai đoạn 2006-2008.
Nhóm "Những người con Iraq" gồm nhiều thành viên Hồi giáo Sunni trước đây chủ trương nổi dậy dùng bạo lực chống chính quyền Iraq. Sau đó, trước sự vận động của Mỹ, nhóm này đă chuyển sang giúp các lực lượng của Mỹ và chính phủ Iraq chống lại phiến quân al-Qaeda. Dưới sự vận động của Tổng thống George Bush, chính phủ Iraq lúc đó đă cam kết cho phép họ tham gia quân đội và các tổ chức chính quyền.
Theo chuyên gia Rodier, giải pháp tốt nhất đối với giới chức Iraq hiện nay là ban bố một lệnh đặc xá, sẵn sàng ghi nhận công lao và sử dụng bất cứ cựu thành viên đảng Bath nào rời bỏ hàng ngũ của IS và hỗ trợ liên quân chống lại tổ chức này. Ngoài ra, cần phải trao cho họ những vị trí xứng đáng trong lực lượng quân đội cũng như chính quyền địa phương.
"Phần lớn các cựu sĩ quan dưới thời Saddam Hussein gia nhập IS là do sự nghi ngờ và căm giận đối với chính quyền, nhưng thâm tâm họ vẫn mong muốn được trở lại và làm việc trong một nhà nước được quốc tế chính thức công nhận như trước kia", chuyên gia Neveu đánh giá.
Khó khăn lớn nhất hiện nay là việc tạo dựng lại niềm tin của các cựu sĩ quan này đối với chính quyền, vốn đă bị suy giảm đáng kể bởi những chính sách đối xử không nhất quán trong suốt thời gian qua. Chỉ khi họ cảm nhận được sự chân thành từ các đề nghị, họ mới sẵn sàng từ bỏ vị trí đă tạo dựng được trong hàng ngũ phiến quân.
Để biện pháp này trở nên khả thi, Rodier cho rằng việc sử dụng các cơ quan t́nh báo mật vụ là không thể thiếu. Theo ông, chính phủ Iraq trước hết cần tập trung xây dựng quan hệ bí mật với các thành viên có tư tưởng "kém cực đoan nhất" trong lực lượng này, tiếp đến khởi động các cuộc đàm phán giữa họ và chính phủ nhằm đạt được sự in tưởng nhất định, và cuối cùng mới là đặt vấn đề chính thức.
"Nếu thuyết phục được 'lực lượng đang nắm trong tay quân đội của IS này' quay lại chính nghĩa, việc tiêu diệt IS chỉ c̣n là vấn đề thời gian", chuyên gia Rodier khẳng định.
Therealtz © VietBF