Sự thật ǵ đang ẩn chứa đằng sau vụ thử bom này của Triều Tiên?
Triều Tiên có thực sự thử bom H?
Thế giới đang nửa sợ nửa nghi trước động thái của Triều Tiên!
Các nước hoài nghi về tuyên bố thử bom của Triều Tiên
*Bản tin trên Đài truyền h́nh quốc gia Cộng ḥa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (DPRK) ngày 6/1/2015 cho biết, vào lúc 10h00 ngày 6/1, vụ thử nghiệm vũ khí nhiệt hạch (bom H) đầu tiên của nước này đă diễn ra thành công tại khu vực khu vực Punggye-ri.
Tuy nhiên, nhiều nước ngay sau đó đă bày tỏ nghi ngờ và đặt dấu hỏi về tuyên bố này của Triều Tiên.
Ảnh chụp vệ tinh băi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên. (Nguồn: CNN)
Trong tuyên bố ngày 6/1, chính phủ Mỹ khẳng định kết quả những phân tích ban đầu mà nước này vừa tiến hành không trùng khớp với tuyên bố của Triều Tiên về việc lần đầu tiên thử thành công bom nhiệt hạch (c̣n gọi là bom H).
Theo người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest, chính phủ Mỹ không điều chỉnh đánh giá của ḿnh về năng lực quân sự và công nghệ của Triều Tiên căn cứ vào những ǵ xảy ra trong 24 giờ qua.
Tờ*Telegraph*của Anh dẫn lời chuyên gia địa chất Jascha Polet cho biết các sóng địa chấn mà vụ thử hạt nhân ngày 6/1 của Triều Tiên gây ra có tần số rất giống với những ǵ mà các nhà địa chất ghi nhận được trong vụ thử hạt nhân năm 2013, chứng tỏ năng lượng phát ra từ vụ nổ "bom nhiệt hạch" này không lớn hơn bom hạt nhân thông thường.
"Tôi cho rằng Triều Tiên có rất ít khả năng sở hữu bom nhiệt hạch vào thời điểm này, và tôi cũng không mong họ thử nghiệm tiếp các loại bom hạt nhân cơ bản", Jeffrey Lewis, chuyên gia phân tích tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury ở Monterey, nói.
Tương tự, hăng tin*Yonhap*của Hàn Quốc dẫn lời các quan chức t́nh báo nước này cho rằng không có bằng chứng nào chứng tỏ Triều Tiên đă có thể chế tạo và thử thành công bom nhiệt hạch, thế nên tuyên bố của ông Kim chỉ là "nói suông".
"Triều Tiên khó có thể sở hữu được bom nhiệt hạch", ông Lee Chun-geun, chuyên gia tại Viện Chính sách Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc, cho biết. "Tôi cho rằng có vẻ như họ đang phát triển loại vũ khí này, nhưng chưa thành công".
Từ New Dehli, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết *nước này đang đánh giá tuyên bố của Triều Tiên về việc thử bom nhiệt hạch trong ngày 6/1 và các thông tin liên quan. Ấn Độ lên án mạnh mẽ hành động này, đồng thời bày tỏ sự quan ngại về nguy cơ từ các mối quan hệ phổ biến hạt nhân giữa các nước trong khu vực.
C̣n theo chuyên gia Lewis, nhiều khả năng loại "bom nhiệt hạch" mà Triều Tiên đề cập trong tuyên bố mới nhất chỉ là công nghệ đẩy nhanh quá tŕnh phân ră một thiết bị hạt nhân bằng cách sử dụng nhiên liệu tan chảy chứ chưa hẳn là một phản ứng nhiệt hạch đầy đủ.*
Nhiều nước lo sợ đ̣i trừng phạt Triều Tiên
Bên cạnh những hoài nghi, hiện nay cũng tồn tại nhiều lo ngại đến từ các nước, đ̣i phải trừng phạt Trung Tiên trước những nguy cơ đe dọa.
Sáng ngày 6/1, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đă tiến hành cuộc họp khẩn, thảo luận các biện pháp đối phó vụ Cộng ḥa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tuyên bố tiến hành vụ thử bom nhiệt hạch (c̣n gọi là bom H).
Các nước thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngay sau đó cũng đă có những phản ứng mạnh mẽ và cứng rắn nhằm dằn mặt Triều Tiên, đồng thời khẳng định đây là hành động vi phạm trắng trợn các nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc cũng như cơ chế không phổ biến hạt nhân.*
“Chương tŕnh hạt nhân của Triều Tiên cũng như các vụ thử nguyên tử mà nước này nhiều lần tiến hành trước đó là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với ḥa b́nh, ổn định trên bán đảo Triều Tiên và là đ̣n giáng vào Hiệp ước không phổ biến hạt nhân (NPT).
Chúng tôi kêu gọi Triều Tiên hành xử phù hợp với các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và trở lại bàn đàm phán” -*Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier bày tỏ quan ngại trong cuộc họp báo hôm 6/1.
Tại Mỹ dù chính phủ nước này đă lên tiếng hoài nghi về tính xác thực của vụ thử bom nhiệt của Triều Tiên nhưng ứng viên Đảng Cộng ḥa Donald Trump đă bày tỏ nhiều quan ngại đồng thờ yêu cầu Nhà Trắng nên có biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc nếu Bắc Kinh không giải quyết được vấn đề hạt nhân của B́nh Nhưỡng.
Theo ông Trump, cần phải khiến giao dịch thương mại giữa Trung Quốc và Triều Tiên trở nên khó khăn hơn, đó là một cách để tác động đến kinh tế Triều Tiên khiến nước này phải ngừng phát triển vũ khí hạt nhân.