Một công thức mà Trang tin quốc pḥng Defense One đưa ra về kết quả chiến dịch không kích IS của Mỹ 17 tháng qua khiến ai cũng buồn cười: 30.000 phiến quân - 25.000 tên bị tiêu diệt = 30.000 phiến quân. Nhưng thực ra đó là v́ dù có bị tiêu diệt gần hết số quân ban đầu nhưng IS vẫn liên tục được bổ sung khiến cho dù Mỹ có tốn bao nhiêu bom đạn th́ số quân IS vẫn không thay đổi. Điều này mới thấy IS không phải loại tầm thường và chiến lược của Mỹ không hiệu quả.
Chiến lược không kích tiêu diệt toàn bộ IS của Mỹ không hiệu quả - Ảnh: Defense One
Theo Defense One, mục tiêu hàng đầu của các chính sách chống khủng bố của Mỹ là bắt giữ hoặc tiêu diệt (trên thực tế chủ yếu là tiêu diệt) những kẻ khủng bố thuộc các băng nhóm, tổ chức đang tồn tại.
Đó cũng là mục tiêu mà mọi nguồn lực về nhân lực, vật lực và ư chí lănh đạo đều hướng về chúng. Có quá ít tiền bạc cũng như những kế hoạch hành động dành cho các chiến dịch pḥng chống sự trỗi dậy của những kẻ khủng bố mới phát sinh.
Nhà báo Micah Zenko của Defense One cho biết khi hỏi các nhân viên cấp trung hoặc một số quan chức chính phủ Mỹ về những việc họ đang làm để ngăn một người b́nh thường trở thành khủng bố, họ luôn khẳng định đó không phải trách nhiệm của họ.
Trách nhiệm này theo họ thuộc về các cơ quan chính phủ như Bộ ngoại giao Mỹ (DOS) hay Bộ an ninh nội địa Mỹ (DHS).
Tới lượt ḿnh, các cơ quan như DOS hay DHS lại chuyên chú vào những chính sách chống bạo lực cực đoan, mặc dù cũng thừa nhận các nỗ lực của Mỹ trên mặt trận chống khủng bố hoàn toàn không hiệu quả.
Phương pháp hàng đầu được triển khai trong tiêu diệt các nghi phạm khủng bố của Mỹ hiện nay là không kích. Với tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) chẳng hạn, giới chức Mỹ liên tục lặp lại quan điểm đường lối giải quyết chúng là tiêu diệt đến từng tên IS.
Tháng 2 năm ngoái, phát ngôn viên DOS, Marie Harf nói: “Chúng ta đang tiêu diệt chúng và sẽ tiếp tục tiêu diệt những kẻ khủng bố IS đang đe dọa chúng ta”.
Tới tháng 6, tướng Mỹ John Hesterman - chỉ huy các chiến dịch không kích của liên quân tại Trung Đông nói: “Chúng ta tiêu diệt chúng ở bất cứ nơi nào chúng ta t́m thấy chúng”.
C̣n tuần này, đại tá Steve Warren, phát ngôn viên chiến lịch liên minh quốc tế ném bom IS tuyên bố: “Nếu anh là thành viên của IS, chúng tôi sẽ giết anh. Đó là nguyên tắc của chúng tôi”.
Tuy nhiên vấn đề với nguyên tắc “không kích giết tất cả bọn chúng” không hiệu quả. Các quan chức Lầu Năm Góc nói đă có ít nhất 25.000 chiến binh IS bị tiêu diệt.
Cụ thể, theo một quan chức giấu tên, tháng 11-2015 đă có 23.000 tên bị diệt, trong khi ngày 6-1 vừa qua, đại tá Warren nói có thêm khoảng 2.500 tên IS nữa bị tiêu diệt trong tháng 12-2015.
Cùng với đó họ cũng khẳng định bên cạnh 25.000 chiến binh IS bị giết chỉ có 6 dân thường “có thể” đă bị thiệt mạng trong chiến dịch không kích kéo dài 17 tháng qua.
Tuy nhiên song song với đó, các quan chức Mỹ cũng thừa nhận là quy mô lực lượng của IS hầu như không thay đổi. Năm 2014, Cơ quan t́nh báo trung ương (CIA) ước tính IS có từ 20.000 đến 31.000 chiến binh.
Trong khi đó, đại tá Warren nhắc lại ước tính về lực lượng của IS vào khoảng 30.000 tên. Như vậy, nếu đơn giản hóa theo dạng công thức, Defense One tóm tắt phép tính của chiến dịch ném bom IS là: 30.000 - 25.000 = 30.000.
Năm ngoái Mỹ ném tổng cộng khoảng 23.144 quả bom xuống sáu nước. Trong đó, 22.110 quả bom ném xuống Iraq và Syria. Ước tính này dựa trên thực tế Mỹ đă tiến hành 77% số đợt không kích IS tại Iraq và Syria.
Therealtz © VietBF