Kim Jong-un huênh hoang với việc công bố thử nghiệm thành công bom nhiệt hạch. Dân chúng tung hô cho hành động này của ông ta đúng ngày kỷ niệm sinh nhật. Nhưng chuyên gia người Mỹ đă có bài phân tích trong đó khẳng định Triều Tiên sẽ tự đào mồ chôn ḿnh và Mỹ cũng như thế giới không phải lo ngại.
Trong khi truyền thông thế giới đang "sôi sục" t́m cách đáp trả tuyên bố thử bom nhiệt hạch của Triều Tiên, th́ giáo sư khoa học chính trị Michael Desch tại Đại học Notre Dame (Mỹ), giám đốc Trung tâm An ninh Quốc tế Notre Dame lại có lư do để b́nh thản.
Trong một bài phân tích trên báo Mỹ CNBC, ông Desch viết: "Sẽ là ngu ngốc nếu cứ phớt lờ động thái khiêu khích về hạt nhân mới nhất của Triều Tiên, song cần phải khôn ngoan mà hỏi 2 câu này trước khi hoang mang lo sợ.
Thứ nhất, liệu có bằng chứng thực sự về việc Triều Tiên đổi từ bom nguyên tử (sức công phá tương đương hàng chục ngh́n tấn thuốc nổ) sang thứ mà từ thời kỳ đầu của kỉ nguyên hạt nhân, người ta coi là bom có sức công phá cao (hàng trăm ngh́n tấn thuốc nổ)?.
Thứ hai, nếu đúng là vậy, th́ bước phát triển này thực sự có ư nghĩa ǵ với Mỹ và các đồng minh trong khu vực?".
Theo ông Desch cho dù đúng là Triều Tiên có đúng là thử bom nhiệt hạch thật th́ điều đó cũng khó có thể thay đổi được cán cân chiến lược trên bán đảo Triều Tiên hay trong khu vực.
Vị giáo sư này cũng đồng quan điểm với các chuyên gia phương Tây khi cho rằng, "tuyên bố lần này - giống với những luận điệu khoa trương trước đó của Triều Tiên, chỉ là vụ nổ hạt nhân mạnh hơn chứ không phải là bước tiến chiến lược thực sự".
Washington có nhiều cách để đánh giá chương tŕnh hạt nhân của B́nh Nhưỡng, và các báo cáo từ hoạt động do thám trên không cho thấy, đúng là có một cuộc thử nghiệm vừa mới được được tiến hành ở Triều Tiên.
Song việc xác định nó có đúng là bom nhiệt hạch không th́ lại là vấn đề hoàn toàn khác.
"Nếu không phải là một nguồn tin từ trong quân đội Triều Tiên, th́ cách tốt nhất để biết độ lớn của vụ nổ là qua các dữ liệu địa chấn".
Ông Desch dẫn thông tin từ cơ quan Khảo sát Địa chấn Mỹ cho biết, trận động đất nhân tạo lần này thực ra c̣n nhỏ hơn cả vụ thử bom nguyên tử trước đó năm 2013.
"Nói cách khác, có căn cứ để nghĩ rằng, thứ mà chúng ta chứng kiến hôm nay chỉ đơn giản là sự gia tăng cường độ chứ không phải nâng tầm năng lực hạt nhân của Triều Tiên".
Triều Tiên mới phải sợ?
Trong "trường hợp xấu nhất - Triều Tiên đă gia nhập "câu lạc bộ nhiệt hạch"", th́ theo ông Desch, "điều đó liệu có thực sự thay đổi được ǵ không? Cảm giác của tôi là không nhiều lắm".
Giáo sư người Mỹ Michael Desch
Vị thế siêu cường hạt nhân thực sự đ̣i hỏi không chỉ khả năng tạo ra một vụ nổ lớn hơn, mà c̣n đ̣i hỏi quốc gia đó phải có đủ năng lực tiến hành được nó.
Chuyên gia người Mỹ giải thích, các vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên "không để lại thành tích nào ấn tượng", nước này "chỉ có thể triển khai một lượng ít các đầu đạn hạt nhân và tấn công các mục tiêu ngoài bán đảo Triều Tiên".
Ngược lại, ông tự tin khi cho rằng, Mỹ có thể đối phó với bất cứ cuộc tấn công nào từ Triều Tiên với sức công phá của hơn 5.000 đầu đạn, tức là gây ra một vụ nổ nhiệt hạch gần 1.400 triệu tấn thuốc nổ.
Thêm vào đó, chính Triều Tiên mới cần phải "dè chừng", bởi Mỹ có kho vũ khí "tương đương 1,4 tỉ tấn TNT - "vượt mặt" 3,4 tỉ tấn bom mà tất cả các đồng minh của Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai".
Ông Desch cảnh báo:
"Không phải tôi đang giảm nhẹ thiệt hại của một hoặc một vài đầu đạn hạt nhân có thể gây ra cho Mỹ và các đồng minh, song Triều Tiên sẽ phải đối mặt với viễn cảnh bị xóa sổ hoàn toàn theo đúng nghĩa đen nếu nước này viện tới năng lực vẫn c̣n thô sơ của ḿnh".
Therealtz © VietBF