Hôm qua 10/1, truyền thông Nhật Bản đưa tin, nước này và Mỹ bắt đầu sản xuất mẫu tên lửa đánh chặn được hai nước nghiên cứu chung từ năm 2017. Theo đó, hai nước sẽ tiến hành sản xuất linh kiện tại Nhật Bản và đầu 2017 sẽ thử nghiệm tại khu vực Thái Bình Dương, gần Hawaii. Thông tin trên đã làm giới chức Trung Quốc kinh sợ.
Hải quân Mỹ thử nghiệm tên lửa SM-3 Block IIA. (Ảnh: DOD).
Tên lửa sẽ được thử nghiệm trên các tàu chiến có trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa lớp Aegis. Với cấu trúc ba tầng đẩy, tên lửa SM-3 Block IIA được thiết kế để chặn các mối đe dọa tên lửa đạn đạo trên tầng khí quyển của trái đất.
Tháng 6 năm ngoái, Mỹ và Nhật Bản đã thử nghiệm khả năng bay của tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA. Đây là mẫu vũ khí được phát triển bởi nhà thầu quốc phòng Raytheon của Mỹ và tập đoàn công nghiệp Mitsubishi của Nhật Bản.
Theo tạp chí quân sự IHS Jane’s Defense, nhà thầu Raytheon chịu trách nhiệm thiết kế phần cứng, hệ thống điều khiển và hệ thống đánh chặn, trong khi tập đoàn của Nhật Bản phụ trách phát triển tầng thứ hai và thứ ba trong quá trình phóng, hệ thống điều khiển và đầu đạn.
Mỹ đã đóng góp khoảng 2 tỷ USD cho chương trình phát triển tên lửa đạn đạo chung nói trên, được triển khai từ năm 2006, trong khi Nhật Bản đóng góp 1 tỷ USD.
Một số báo cáo cho biết tên lửa SM-3 Block IIA được thiết kế nhằm phá hủy các mối đe dọa tên lửa đạn đạo tầm ngắn tới tầm xa trên không gian và có thể được triển khai ở những khu vực có hệ thống phòng thủ tên lửa lớp Aegis.
Trang mạng của nhà thầu Raytheon từng đánh giá về loại tên lửa này: "Động cơ lớn hơn cho phép tên lửa có khả năng đánh chặn các mối đe dọa tên lửa đạn đạo ở vùng rộng hơn, cũng như cho phép mang đầu đạn lớn hơn khi làm nhiệm vụ".
Theo kế hoạch, tên lửa SM-3 Block IIA sẽ có tổng cộng khoảng năm lần thử nghiệm từ nay tới năm 2018, thời điểm Mỹ lên kế hoạch triển khai loại vũ khí này tại các căn cứ trên bờ và các tàu chiến.
Therealtz © VietBF