Nga đang ‘thoi thóp’ v́ TQ…
TQ làm điều này thế nào vậy?
Một kịch bản đen tối mà Nga đang hết sức lo sợ đă xảy ra…
Đồng nhân tệ sắp giảm giá tiếp?
Quỹ đầu tư Morgan Stanley ngày 11/1 dự đoán, giá dầu có thể chạm mốc 20 USD/thùng trong vài tháng tới, nếu đồng tiền của Trung Quốc cứ tiếp tục giảm giá trị so với đồng USD.
Giá dầu được định giá bằng USD, v́ vậy nhà phân tích Adam Longson của Morgan Stanley cho biết sức mạnh của đồng bạc xanh sẽ là nguyên nhân đẩy giá dầu tụt xuống mức 20 USD/thùng trong 2 tháng tới, chứ không phải do dư thừa nguồn cung.
Hồi tháng 8/2015, Ngân hàng Trung ương Nga tuyên bố đồng nhân dân tệ suy yếu sẽ góp phần củng cố đồng rúp.
Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đang giảm giá nhanh so với đồng USD do sức khỏe của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang có vấn đề nghiêm trọng. Ông Longson cho biết: "Với sự tiếp tục tăng giá của đồng USD, kịch bản giá dầu từ 20 đến 25 USD chỉ có thể đơn giản là do biến đổi tỉ giá tiền tệ".
Nhiều báo cáo từ Bắc Kinh ṛ rỉ ra cho thấy Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đang chuẩn bị kế hoạch để giảm giá nhân dân tệ tới 15% so với giá trị hiện nay, nhằm giảm chi phí xuất khẩu thúc đẩy tăng trưởng.
Nhân dân tệ chỉ chiếm hơn 1/5 giá trị của rổ tiền tệ để tính toán giá trị thương mại của USD, do đó nếu nhân dân tệ mất giá 15% th́ đồng USD tăng lên 3,2%. Ông Longson cho biết chỉ cần như vậy là đủ để đẩy giá dầu xuống mức 30 USD/thùng.
Ngày 11/1, tỷ giá đồng rúp so với đồng USD đă rơi xuống mức 76,31 rúp/USD, vượt qua mức 76 rúp/USD lần đầu tiên kể từ 16/12/2014. Trong khi đó, tỷ giá đồng rúp so với đồng euro cũng giảm xuống mức 83,97 rúp/euro.
Tổng thống Putin: Không đáng ngại
Trong cuộc phỏng vấn với báo Đức Bild (nội dung được công bố ngày 11/1 trên website của Tổng thống Nga Vladimir Putin), Tổng thống Putin cho rằng t́nh trạng giá dầu lao dốc là không đáng ngại. Ngoài những điểm tiêu cực, giá dầu thấp c̣n có những điểm tích cực đối với nền kinh tế Nga, giúp khôi phục "sức khỏe" của nền kinh tế và kích thích sản xuất nội địa.
Lư giải cho quan điểm này, Tổng thống Nga giải thích: "Khi giá dầu cao, chúng tôi rất khó chống lại việc sử dụng các nguồn thu từ dầu cho chi tiêu."
Theo quan điểm của ông Putin, thâm hụt phi dầu mỏ đă tăng tới mức rất nguy hiểm. Nga hiện buộc phải cắt giảm chi tiêu và điều này khiến nền kinh tế trở nên lành mạnh hơn. Ông Putin cho biết thâm hụt chung ngân sách của Nga vẫn ở mức thấp.
Ngoài ra, khi mọi thứ đều có thể mua được bằng đồng USD kiếm được từ dầu mỏ th́ sẽ xảy ra t́nh trạng sự phát triển của đất nước bị cản trở, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao.
Tổng thống Nga cũng lưu ư rằng hiện GDP của "xứ sở Bạch dương" đang suy giảm ở mức 3,8%, sản xuất công nghiệp giảm 3,3%, trong khi lạm phát tăng tới 12,7%. Những số liệu này là tiêu cực, song Nga cần duy tŕ cân bằng thương mại.
Lần đầu tiên trong nhiều năm qua, Nga đă tăng đáng kể khối lượng xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Tổng thống Putin nhận định "đó là sự phát triển hoàn toàn tích cực của nền kinh tế Nga."
Ông cũng cho biết Nga vẫn duy tŕ dự trữ ngoại tệ khá lớn, đồng thời bày tỏ tin tưởng kinh tế Nga sẽ từng bước ổn định và phục hồi.
Mới đây, hăng tin Anh Reuters dẫn một nguồn tin cho biết Chính phủ Nga có kế hoạch cắt giảm 10% ngân sách năm 2016. Đầu năm 2015, Moscow đă cắt giảm 10% chi tiêu của các bộ ngành. Dự kiến, việc cắt giảm chi tiêu ngân sách sẽ không ảnh hưởng tiền lương khu vực công và sinh hoạt phí dành cho quân đội.
Theo kế hoạch, việc cắt giảm sẽ tiết kiệm khoảng 700 tỷ rúp. Nếu các bộ đến ngày 15/1 không tŕnh các đề xuất giảm chi tiêu, Bộ Tài chính sẽ buộc phải rút 10% các hạn mức.
Nguồn tin khẳng định Nga sẽ bắt đầu thủ tục soạn thảo sửa đổi luật ngân sách năm 2016. Ngân sách năm 2016, được phê chuẩn cuối tháng 12/2015 tính trên cơ sở mức thâm hụt là 3% GDP.
Ngân sách được xây dựng dựa trên dự báo giá dầu trung b́nh năm 2016 ở mức 50 USD/thùng, và tốc độ tăng trưởng GDP là 0,7%.
Bloomberg dự báo GDP của Nga sẽ giảm 0,5% năm 2016. Dự báo lạc quan nhất năm 2016 là của Renaissance Capital, theo đó GDP của Nga sẽ tăng 0,8%; dự báo tiêu cực nhất là của B&N Bank (Nga), theo đó GDP của Xứ sở Bạch dương giảm 1,7%.
Trang mạng RBK tiếp cận một báo cáo của Bộ Tài chính Nga về cân bằng ngân sách liên bang năm 2016, theo đó kịch bản tiêu cực nhất là thâm hụt ngân sách vượt giới hạn 3% GDP và có thể lên tới 5,2% GDP.