Hôm 12/1, người dân phát hiện một con rắn biển thuộc loài cực độc dài 50,8 cm tại bờ biển TP San Diego, bang California – Mỹ. Đây là loại rắn biển bụng vàng có nọc rất độc. Từ tháng 10 năm ngoái đến nay đă có ba lần rắn biển bụng vàng tràn bờ. Đây là do ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết El Niño.
Trước đó, một con rắn sống dài 61 cm được t́m thấy ở băi biển hạt Ventura (tháng 10-2015) và một con rắn dài 68 cm ở bờ biển quận Cam (tháng 12-2015).
Con rắn t́m thấy hôm 12-1 là loài rắn biển bụng vàng, có nọc rất độc. Nó là con rắn bụng vàng thứ 2 dạt vào bờ biển Mỹ kể từ năm 1972. Tất cả 3 con rắn kể trên sau khi chết đều được các nhà sinh vật học địa phương bảo quản.
Các chuyên gia hải dương học tin rằng chúng theo ḍng nước ấm bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thời tiết El Niño bơi vào bờ rồi mắc kẹt.
Con rắn được t́m thấy gần bờ biển TP San Diego hôm 12-1. Ảnh: The Washington Post
Ông Greg Pauly, người phụ trách khoa ḅ sát tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở hạt Los Angeles, bang California, cho biết ngoài rắn biển, cư dân địa phương c̣n phát hiện cá ngừ, cá marlin và một số loài chim vùng nhiệt đới. Ông cũng cảnh báo mọi người không nên lại gần rắn bụng vàng nếu gặp chúng trên bờ biển dù chưa có ai mất mạng v́ loài rắn này.
Theo nghiên cứu của ĐH Waikiki Aquarium ở Hawaii, nọc độc từ rắn bụng vàng có thể gây suy hô hấp, suy tim và tê liệt thần kinh, dẫn đến tử vong. Nhưng đó không phải mối bận tâm lớn v́ ông Pauly khẳng định răng nanh của rắn bụng vàng rất nhỏ và miệng chúng không thể mở rộng đủ để cắn trúng con người.
Do sinh sống ở vùng nước lạnh nên khi nước biển ấm bất thường, rắn bụng vàng không t́m được thức ăn v́ con mồi của chúng chạy trốn đến vùng khí hậu lạnh hơn. Hậu quả là nhiều cá thể yếu hoặc chết đói sau đó dạt vào bờ. Những con rắn bụng vàng tương tự cũng được phát hiện ở bờ biển thuộc bang New South Wales – Úc thời gian gần đây.
Therealtz © VietBF