Gần 5 năm sau thảm họa kép, người dân Fukushima quay trở về nhưng hy vọng tái thiết vẫn còn xa vời.
Vào ngày 11/3/2011, một trong những trận động đất và sóng thần lớn nhất lịch sử đã làm rung chuyển khu vực phía đông bắc Nhật Bản. Trận sóng thần cao 10 mét (33 feet) đã phá hủy nhà máy hạt nhân Fukushima, buộc toàn bộ người dân phải sơ tán. Thảm họa này đã giết chết hơn 19.000 người và gây ra thiệt hại ước tính khoảng 16,9 nghìn tỉ Yên (150 tỷ USD).
Ngày nay, rất ít người quay trở về, phần lớn người dân các tỉnh thiên tai đều đã định cư ở nơi khác. Tokuo Hayakawa là một trong số ít người quay trở lại Naraha, thị trấn nằm quanh nhà máy điện Fukushima Daiichi, cách khu vực sơ tán 20km. Đây là thị trấn đầu tiên ở Fukushima mở cửa trở lại hoàn toàn kể từ sau thảm họa vào tháng 3/2011 và được coi là hình mẫu tái thiết của Nhật Bản.
Ông Hayakawa trong cuộc trò chuyện với hãng tin Reuters.
Ông Hayakawa (76 tuổi) cho rằng: “thị trấn này sớm muộn sẽ biến mất” và người dân không thể trồng cây lương thực vì lo rằng ruộng đất vẫn còn nhiễm phóng xạ.
Sau khi thực hiện nghi lễ ở ngôi đền 600 năm tuổi, ông Hayakawa nói sẽ vận động chống lại năng lương hạt nhân. Trước khi thảm họa xảy ra, Nhật Bản có 54 lò phản ứng cung cấp 30% nhu cầu điện quốc gia.
Chỉ tay vào bức ảnh cậu cháu trai trong bộ đồ bảo vệ đang bước vào ngôi đền, ông Hayakawa tiếc nuối vì không thể nói với đứa cháu rằng cậu ta sẽ là người sẽ tiếp nối công việc của ông tại đền. Ông cho rằng việc tái thiết lại trị trấn này là không khả thi và ông quay về cũng chỉ đến chứng kiến nó ra đi.
Ở thị trấn Naraha hiện chỉ có hai nhà hàng, một siêu thị và một bưu điện tạo thành khu trung tâm mua sắm. Công viên cũng không có bóng dáng của bất kỳ đứa trẻ nào vào mỗi buổi sáng. Một số cư dân cao tuổi đứng ở cầu tàu nhìn theo hàng trăm chiếc túi chứa chất thải phóng xạ.
Ông Hayakawa không tin rằng quê hương mình có thể được khôi phục lại sau thảm họa động đất, sóng thần năm xưa.
Những chiếc túi này nằm rải rác ở trong rừng, trên biển hoặc trên các cánh đồng hoang, một cảnh tượng thường thấy xung quanh thị trấn. Nhiều ngôi nhà bỏ hoang sau khi bị động đất phá hủy.
Ông Kiyoe Matsumoto (63 tuổi), một thành viên của hội đồng thành phố cho biết “Naraha giờ là thị trấn của công nhân.” Hiện tại, hầu hết cư dân gồm cả các công nhân đều đang giúp tắt lò phản ứng của Công ty điện lực Tokyo tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi hoặc làm trong các dự án khử nhiễm xạ xung quanh thị trấn.
Những công nhân khác thì đang xây dựng một bức tường mới trên biển với độ cao 8,7 mét, trải dài gần 2 km ở bờ biển Naraha. Một sân golf ở địa phương được chuyển thành ký túc xá cho công nhân và các gia đình cho công nhân thuê nhà ở.
Người dân trong thị trấn cho rằng tương lai phụ thuộc vào những người trẻ trở về. Nhưng chỉ có 440 người trong tổng số 8042 người dân tỉnh Naraha quay về quê hương. Trong đó có gần 70% người dân trên 60 tuổi và chỉ có 12 người dưới 30 tuổi.
Chính phủ Nhật Bản đã quyết định giỡ bỏ lệnh sơ tán cuối cùng vào ngày 5/9 khi mức độ bức xa giảm. Cơ quan Tái thiết Nhật Bản thông báo trên website rằng mọi hoạt động bị ngừng trước đó sẽ tiếp tục trở lại và hy vọng việc xây dựng Naraha sẽ là một hình mẫu tái thiết để người dân các tỉnh chịu thiên tai quay trở về quê hương.
Tuy nhiên đối với những người dân hồi hương thì việc tái thiết lại Naraha dường như không mang nhiều ý nghĩa. Ông Hayakawa gọi ý tưởng biến Naraha trở thành một hình mẫu cho việc tái thiết là "một lời nói dối", sẽ không có sự tái thiết hay việc người dân quay trở lại đây. “Một hình mẫu tái thiết? Đó chỉ là nói suông", ông Hayakawa cho biết.
Theo các quan chức, Tokyo cam kết sẽ chi 26,3 nghìn tỉ (232 tỷ USD) trong 5 năm để xây dựng lại các khu vực chịu thiên tai này. 6 nghìn tỷ sẽ được bổ sung trong giai đoạn 5 năm tiếp theo.
VietBF© Sưu tập