Nga và TQ đang tiến hành kế hoạch ǵ?
Nga lại tiếp tục nhận từ TQ một khối lượng tiền khổng lồ…
Sự thật đằng sau hiện tượng này là ǵ?
Ngân hàng Trung Quốc (BOC) - một trong 5 ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất Trung Quốc, sẽ cho Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga vay 2 tỷ euro (2,2 tỷ USD) với thời hạn 5 năm.
Đây là thỏa thuận vay lớn nhất của Gazprom với một tổ chức tín dụng nước ngoài. Thông tin này đă được phía Nga xác nhận ngày 3/3.
Đại diện tập đoàn Gazprom và đối tác Trung Quốc kư kết thỏa thuận hợp tác dưới sự chứng kiến của Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh.
Hồi tháng 5/2014, Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) cũng đă kư thỏa thuận trị giá 400 tỷ USD mua khí đốt của Gazprom trong thời hạn 30 năm. Theo hợp đồng này, phía Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc 38 tỷ m3 khí mỗi năm.
Động thái này từ phía tập đoàn Gazprom, Nga đang nỗ lực t́m kiếm các thị trường khác thay thế cho khách hàng Đức, Italia vốn có mối quan hệ lâu dài đă quay lưng đi t́m nguồn cung mới và năng lượng thay thế.
Hôm 1/3, các tập đoàn năng lượng Nga vừa đồng ư đóng băng sản lượng theo thỏa thuận trước đó giữa Nga và Saudi Arabia trong nỗ lực ngăn đà giảm giá dầu, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết.
“Như Bộ trưởng báo cáo với tôi, tất cả các bạn đều đồng ư với đề nghị này. Thậm chí có một thỏa thuận triệt để hơn nhưng các bạn không đồng ư”, ông Putin nói với các giám đốc công ty dầu khí.
Tổng thống Nga cho hay ư tưởng trên nhằm “điều chỉnh mức sản xuất của Nga tại ngưỡng sản lượng vào tháng 1”.
Sau cuộc họp hôm 1/3 do ông Putin dẫn dắt, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak xác nhận rằng các tập đoàn dầu khí Nga đă đồng ư “hỗ trợ” thỏa thuận đóng băng sản lượng để “giảm bớt biến động” thị trường. Tuy nhiên, “các công ty của chúng tôi không đề xuất cắt giảm sản xuất v́ điều đó là không thể trong điều kiện địa chính trị hiện nay”, ông Novak nói thêm, theo hăng tin Interfax.
Trong khi đó, Trung Quốc đang bắt đầu cho một chu tŕnh tăng trưởng kinh tế mới. Đất nước này là nước có lợi nhất trong t́nh h́nh giá dầu quốc tế giảm sâu do dư thừa nguồn cung trên thị trường. Tận dụng việc giá dầu giảm mạnh, Trung Quốc liên tục có động thái mua thêm dầu và tăng cường mở rộng kho dự trữ dầu quốc gia.