TQ quá tham, quá đáng sợ!
TQ đang mưu đồ bá chủ thế giới???
Chẳng ai đoán trước được TQ sẽ làm ǵ….
Tăng cường hiện diện quân sự
Báo Tin tức vừa đăng tải nội dung bài viết trên tờ New York Times của Mỹ trong đó vạch rơ những bước đi ráo riết của Trung Quốc nhằm "kiểm soát thực tế Biển Đông". Theo đó, một trong những bước đi nổi bật đầu tiên của Trung Quốc là tăng cường hiện diện quân sự ở vùng biển có tầm quan trọng chiến lược này. Từ 3 năm trước, Trung Quốc đă thực hiện một loạt bước đi xây dựng, tăng cường vũ trang các cứ điểm cách xa đất liền, bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế để thực hiện kế hoạch trên.*
Đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đang bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp. Ảnh: BBC
Tiến tŕnh quân sự hóa được thực hiện dưới nhiều h́nh thức, bằng các bước đi tuần tự. Đó là việc bồi đắp, xây dựng “đảo nhân tạo” trái phép trên nền các cấu trúc đá, rạn san hô ở Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, khởi đầu từ đầu năm 2014 và gia tăng đột biến trong quăng thời gian hơn một năm qua. Gần như đồng thời, Trung Quốc cho cải tạo, nâng cấp, xây mới nhiều cảng nước sâu, cầu tàu, đường băng phục vụ cho việc đậu đỗ, đồn trú của tàu chiến, máy bay.
Mới nhất là việc triển khai các hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 ở đảo Phú Lâm, trên quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Ảnh chụp vệ tinh c̣n cho thấy, quân đội Trung Quốc cũng đă triển khai trạm radar quan sát cao tần ở đá Châu Viên, Trường Sa, một trong 7 “đảo nhân tạo” mà Trung Quốc vừa hoàn tất, có tầm bao quát hàng trăm km, vươn tới cả eo biển Malacca.
Một báo cáo mới đây của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) theo đơn đặt hàng từ Quốc hội Mỹ cũng khẳng định, Bắc Kinh muốn hoàn tất kế hoạch biến Biển Đông thành “ao nhà” vào năm 2030.*Giám đốc T́nh báo Quốc gia Mỹ James R. Clapper th́ dự báo Trung Quốc sẽ sớm đạt tới khả năng phóng tầm sức mạnh quân sự áp đảo tại khu vực chỉ trong 1-2 năm tới.
Giới phân tích nhận định, kế hoạch xây dựng, quân sự hóa Biển Đông chưa tới bước cuối cùng. Không dừng lại ở Phú Lâm hay Hoàng Sa, Bắc Kinh có thể sẽ đưa chiến đấu cơ, tên lửa đất đối không, hệ thống tên lửa pḥng thủ bờ biển, tàu chiến và tàu hải cảnh cỡ lớn ra đóng cứ, đồn trú tại các “đảo nhân tạo” vừa được xây mới.
Giới chức quân sự Mỹ lo ngại, rất có thể Trung Quốc sẽ cho xây dựng các trạm cung cấp xăng, nhiên liệu cỡ lớn tại các chốt quân sự này.
Về mặt chiến lược, các hệ thống phức hợp này cho phép Bắc Kinh đạt tới ngưỡng chống “phong tỏa, tiếp cận khu vực” (A2AD), có khả năng phong tỏa, kiềm chế lực lượng quân sự Mỹ ở Biển Đông, gây khó khăn cho Lầu Năm góc trong việc trợ giúp các đồng minh tại khu vực, ví như Philippines.
Xét dưới góc độ kĩ thuật, những “cứ điểm” quân sự trên biển này giúp tàu chiến, máy bay của Trung Quốc gia tăng tầm hoạt động ở Trường Sa, tác chiến với thời gian lâu hơn, nhờ không phải quay về đất liền để tiếp liệu, tiếp tế hậu cần - chuyên gia Gregory B.Poling thuộc CSIS b́nh luận.
Dân sự hóa chủ quyền
Bên cạnh hoạt động quân sự hóa ồ ạt, Trung Quốc c̣n âm thầm triển khai một vũ khí bí mật khác nhằm hậu thuẫn cho yêu sách chủ quyền ở Biển Đông: “Dân sự hóa chủ quyền” trên các đảo chiếm đóng trái phép.
Tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nơi bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép kể từ năm 1974, Trung Quốc đă lập quy hoạch, tiến hành xây dựng quy mô lớn các cấu trúc phi quân sự trên đảo, nhằm biến Phú Lâm thành thành nơi “cuốn hút, mời gọi” đối với dân Trung Quốc ra sinh sống.
Bước đầu tiên là thiết lập “đơn vị hành chính” để “hợp thức hóa” cái gọi là “quản lư lănh thổ”. Ngày 24/7/2012, Tân Hoa xă đưa tin Bắc Kinh tổ chức “lễ thành lập thành phố Tam Sa” tại Phú Lâm, theo quyết định của Quốc vụ Viện nhằm “tuyên bố với thế giới rằng Trung Quốc có chủ quyền ở khu vực này”.* Truyền thông Nhà nước Trung Quốc sau đó c̣n ngang nhiên nói rằng, việc nâng cấp “Tam Sa” lên thành phố nằm dưới sự điều hành trực tiếp của chính quyền Trung ương là để phục vụ “quản lư 2 triệu km2 các vùng ven biển và lănh hải ở biển Đông”.
Tại Phú Lâm, hiện có khoảng 1.000 người gồm cả binh lính và dân thường sinh sống, tập trung chủ yếu ở “Tam Sa”.*