Trong chuyến thăm Nhà Trắng trước đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đă hứa với Tổng thống Barack Obama về việc không quân sự hóa Biển Đông. Có vẻ như lời hứa này không giữ được bao lâu.
Ông Kurt Campbel, Trợ lư Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực châu Á-Thái B́nh Dương đă phát biểu trên tờ Washington Post những lời nói trên.
Ông Campbell nhận định, cuộc đối đấu giữa Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông đă bắt đầu từ 3 năm trước khi Trung Quốc tiến hành xây dựng trái phép các đảo nhân tạo, triển khai radar và tên lửa tại đây.
Ông cho rằng cuộc đối đầu này đang ngày càng trở nên căng thẳng khi Bắc Kinh dường như không giữ lời hứa của Chủ tịch Tập Cận B́nh trong chuyến thăm Nhà Trắng về việc không quân sự hóa Biển Đông.
Theo ông Campbell, căng thẳng này có thể sẽ lên cao trào vào tháng 4 hoặc tháng 5 tới, khi Ṭa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Hay (Hà Lan) ra phán quyết về vụ kiện của Philippines, một phán quyết nhiều khả năng sẽ ủng hộ lập trường của Manila.
Trong trường hợp đó, phản ứng đầu tiên của Trung Quốc sẽ là bác bỏ quyết định của ṭa như họ vẫn làm trong thời gian qua, tiếp đó sẽ là thiết lập Vùng nhận dạng pḥng không (ADIZ) ở Biển Đông, một hành động khiêu khích nguy hiểm đối với Mỹ.
Thời gian qua, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đă phải cố gắng đảm bảo rằng họ không thụ động trong việc đối phó với Trung Quốc, nhưng cũng phải tránh nguy cơ đối đầu quân sự với Bắc Kinh. Thế tiến thoái lưỡng nan này sẽ tiếp diễn một khi ADIZ được thiết lập ở Biển Đông.
Bộ Quốc pḥng Mỹ sẽ đứng trước đ̣i hỏi phải đưa máy bay ném bom tiến vào vùng ADIZ mới này, giống như đă từng làm khi Trung Quốc thiết lập ADIZ tại Biển Hoa Đông. Tuy nhiên, điều này chỉ khiến lănh đạo Trung Quốc cảm thấy mất mặt và đưa ra những phản ứng tồi tệ hơn.
Theo ông Campbell, giải pháp khôn ngoan nhất trong trường hợp trên là khiến Trung Quốc nhận thấy nếu họ tiếp tục con đường này, họ sẽ đẩy các mối quan hệ vào t́nh huống xấu.
Ông cũng nhấn mạnh Mỹ cần tăng cường hợp tác với các nước Đông Nam Á thách thức tuyên bố của Trung Quốc, triển khai tàu chiến, máy bay của cả Australia, Singapore, Ấn Độ và các nước châu Âu.
Tóm lại, Mỹ cần hết sức thận trọng, tránh những tính toán sai lầm khiến căng thẳng bị đẩy đi xa hơn.
Ở một diễn biến khác, Mỹ cũng đang nghi ngờ Trung Quốc vẫn cải tạo đất trái phép tại Biển Đông. Cụ thể, Tư lệnh Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson cho biết, quân đội Mỹ đă phát hiện hoạt động của Trung Quốc quanh băi cạn Scarborough, nằm ở phần phía Bắc của quần đảo Trường Sa, cách căn cứ trên Vịnh Subic của Philippines khoảng 200 km.
"Tôi cho rằng hoạt động của một số tàu nổi, hoạt động dạng khảo sát đang diễn ra. Đó là một khu vực quan tâm... và một khu vực cải tạo tiềm tàng tiếp theo", ông nói.
Mới đây, quân đội Mỹ đă tuyên bố muốn đặt kho lưu trữ các phương tiện tiếp tế quân sự trong khu vực. Theo mạng Breaking Defense (Mỹ), những thiết bị tiếp tế quân sự này có thể sẽ được đưa đến khu vực Thái B́nh Dương và các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Campuchia, cũng như các quốc gia khác.
Báo Business Insider cho biết các thiết bị hiện nay chủ yếu được sử dụng trong những nhiệm vụ nhân đạo.
Chỉ huy đơn vị quân trang của quân đội Mỹ, tướng Dennis Via cho biết: "Quân đội Mỹ đang có ư định đặt một bệnh viện chuyên hỗ trợ chiến đấu ở Campuchia". Ông cũng không loại trừ việc đặt các cơ sở tiếp tế quân sự ở các nước Đông Nam Á khác.
VietBF© Sưu tập