VBF-Sự phát triển kinh tế thiếu cân bằng giữa các vùng miền đang ngày càng trở nên rơ rệt hơn tại VN. Điều này đă khiến cho có rất đông các lao động ngoại tỉnh đổ xô về TP để t́m việc với mơ ước đổi đời.Ăn theo sự tăng vọt của lượng công nhân, quanh các khu công nghiệp, hàng quán mọc như nấm. Người dân ở đây lại bỗng chốc đổi đời. Khu công nghiệp Sóng Thần c̣n mọc lên “phố cưới công nhân".
LTS: Nhiều năm trở lại đây, làn sóng di cư lao động từ các làng quê miền Trung ngày càng lan rộng. Người đi không hẹn ngày về, làng quê nghèo dường như càng nghèo hơn bởi vắng tiếng nam nữ dập d́u. Người ở lại và ra đi đă được ǵ và mất ǵ trong ṿng xoáy cuộc đời vốn không bao giờ dễ dàng như họ tưởng. Báo Đời sống & Pháp luật mời bạn đọc theo dơi loạt phóng sự: "Làn sóng thanh niên vào Nam lập nghiệp: Được và mất?"
Lần theo địa chỉ xin được từ những gia đ́nh có con em ở quê đi làm ăn xa, chúng tôi t́m đến các KCN, KCX tại Đồng Nai, B́nh Dương, TPHCM để t́m hiểu đời sống của họ. Đă có người may mắn ổn định cuộc sống mới, nhưng cũng không ít thanh niên trai gái c̣n phải vắt sức lao động trong các nhà máy, xí nghiệp. Những lo toan về cơm áo, gạo tiền oằn nặng đôi vai những người con xa quê.
Khu Công nghiệp Biên Ḥa II (Đồng Nai) vào một ngày cuối tháng 3. Cơn mưa chiều đột ngột trút xuống khiến mọi người tháo chạy tán loạn, nhiều công nhân đi làm về không kịp tránh mưa ướt sũng.Chúng tôi t́m đến pḥng trọ của Ḥa trên quốc lộ 51, thuộc phường Long B́nh, TP Biên Ḥa (Đồng Nai). Hôm nay ngày cuối tuần không phải tăng ca nên cô được về sớm. Trong dăy nhà trọ ẩm thấp, những căn pḥng chật hẹp có đến 4, 5 người ở chung.
Đang ở tuổi đôi mươi, tuổi tràn đầy sức sống của th́ con gái nhưng trông Ḥa gầy g̣, xanh xao. Căn pḥng không có vật dụng ǵ đáng giá ngoài chiếc tivi cũ, những bộ đồ công nhân treo ngổn ngang.
“Pḥng nhỏ như thế này nhưng 900.000 đồng/tháng, chưa tính tiền điện nước đấy anh ạ! Làm quần quật cả tháng nhưng lương tụi em chỉ hơn 2 triệu, nếu tăng ca th́ được 3 triệu, chi phí tiền ăn, tiền pḥng, tiêu pha lặt vặt, tháng dư chưa được triệu đồng”, Ḥa tâm sự.
Giờ tan ca chiều, hàng ngàn công nhân KCN B́nh Đường ở phường An B́nh, Dĩ An, B́nh Dương đổ ra đường chật cả lối đi. Vào những năm cuối của thế kỷ trước, nhà cửa nơi đây c̣n thưa thớt. Người dân chủ yếu làm rẫy, chăn nuôi. Từ khi các KCN B́nh Đường, Sóng Thần I, Sóng Thần II và nhiều doanh nghiệp, công ty đi vào hoạt động đă thu hút cả chục ngàn lao động khắp mọi miền đất nước đổ về. Theo đó, nhà trọ, dịch vụ mọc lên nhan nhản. Chẳng bao lâu, khu vực này trở thành phố thị nhộn nhịp, cuộc sống người dân sở tại thay đổi nhanh chóng.
“Ăn theo” công nhân, hai bên Quốc lộ 1A, đoạn từ cầu vượt Linh Xuân đến cầu vượt Sóng Thần chưa đầy 2km, có hàng trăm nhà hàng, quán xá. Nơi đây nổi tiếng với “phố cưới công nhân". Vào mùa, mỗi ngày có hàng chục đám cưới diễn ra.
Bà Hoàng Thị Mộng Thoa – chủ nhà hàng Lứa Đôi bộc bạch: “Nhà hàng chúng tôi mỗi năm tổ chức cho hàng trăm đám cưới công nhân. Nh́n chung thu nhập của họ c̣n nhiều khó khăn nên tổ chức thường đạm bạc, cắt bỏ các khoản chi phí tốn kém. Khách mời chủ yếu là bạn bè công nhân với nhau, cưới xong đôi vợ chồng trẻ không phải bù lỗ là may mắn lắm rồi”.
Lực lượng công nhân đă đóng góp vào sự phát triển của địa phương, h́nh thành những khu đô thị mới. Nhưng đời sống của họ vẫn gặp muôn vàn khó khăn, phải bươn chải trong ṿng xoáy cơm áo, gạo tiền.
Anh Lê Văn Thân ở tỉnh lộ 43, KCN B́nh Chiểu đêm nào cũng trằn trọc suy nghĩ về gánh nặng mưu sinh. Đứa lớn vào lớp 2, đứa nhỏ mẫu giáo, mỗi tháng mất gần 2 triệu tiền ăn học chưa kể tiền pḥng, điện, nước… tháng không dưới 2 triệu. Trong khi đó, tổng thu nhập của hai vợ chồng chỉ vỏn vẹn 4 triệu. Vậy nên cứ tan ca, anh lại chạy chiếc xe cọc cạch ra khu vực cầu vượt B́nh Phước làm xe ôm, đến một hai giờ sáng mới về.
Sống vất vả là vậy, nhưng khi hỏi sao không về quê sinh sống, giá cả đỡ đắt đỏ hơn, anh chua chát: “Ruộng đâu mà làm hả chú, người ta quy hoạch xây nhà máy, sân golf hết rồi, một thước cắm dùi cũng không. Ở đây c̣n có việc mà làm, bóp chắt chi tiêu cũng sống qua ngày, chứ về quê lại đói cả nhà”.