Thời buổi của công nghệ thông tin là tin tức cập nhật nhanh đa dạng. Thế nhưng đi theo đó là những comment, chém gió tùm lum tùm la c̣n nhiều hơn. Cùng vietbf.com khám phá thêm về nhiều yếu điểm của nó.
Trong thời buổi bùng nổ thông tin như hiện nay, nhiều người đang mắc phải một "căn bệnh" là lười kiểm chứng thông tin. Nó cũng là một dạng của thói a dua, bầy đàn.
Mấy ngày trước, một Facebooker đăng những h́nh ảnh thể hiện cảnh một thanh niên đang giằng co, vật lộn với một ông già. Facebooker này viết rằng đó là người của ḿnh.
Chỉ vài h́nh ảnh và thông tin sơ sài như vậy mà dân mạng sôi sùng sục cả lên. Nào là chia sẻ h́nh ảnh, nào là b́nh luận với những lời lẽ gay gắt, nặng nề nhằm vào người con trai trong những bức ảnh đó như đồ bất hiếu, thằng khốn nạn …
Đang sôi sùng sục với “đồ bất hiếu”, dân mạng lại phải giật ḿnh, ngơ ngác rồi... chuyển sự phẫn nộ, giận dữ sang kẻ đă đưa những h́nh ảnh đó lên facebook.
Bởi một số báo đă vào cuộc, đến tận địa phương để t́m hiểu thực hư vụ này và phát hiện ra sự thật hoàn toàn trái ngược.
Sự thật là người con trai giúp đưa người cha say rượu vào nhà, nhưng người cha không ư thức được nên chống cự, thành ra cả hai cứ giằng co qua lại. Mà đă giằng co th́ có những lúc tư thế của 2 cha con trông chẳng khác ǵ đang vật lộn, đánh nhau vậy.
Kẻ chụp h́nh đă ŕnh chụp đúng những khoảnh khắc dễ gây hiểu lầm ấy rồi đưa lên facebook, để câu view hay mục đích khác th́ chưa rơ, nhưng cũng đă nhanh chóng đánh lừa được hàng chục ngàn người like, comment hoặc chia sẻ thông tin.
Bức ảnh được cho là con trai đánh cha gây bức xúc cư dân mạng.
Với hành động ấy, Facebooker đó đáng bị lên án, thậm chí cần bị xử phạt bởi cơ quan chức năng. Nhưng hàng ngàn, hàng chục ngàn những cư dân mạng khác, đă vội vàng like, comment, chia sẻ cái thông tin sai sự thật ấy, cũng đáng bị lên án không kém.
Bởi đây không phải là lần đầu tiên dân mạng sôi sục, phẫn nộ, “ném đá” ào ào trước những thông tin chưa được kiểm chứng.
Cách đây không lâu, một cái clip quay lại cảnh một nam sinh đánh tới tấp một nữ sinh được tung lên một số trang mạng với chú thích:
Trong khi đó, clip chỉ thể hiện h́nh ảnh nam sinh đánh bạn với những tiếng la hét nghe không rơ ràng. Không có lời nói nào thể hiện rằng nữ sinh bị đánh v́ xúc phạm mẹ bạn.
Vậy mà nhiều cư dân mạng, thay v́ lên án nam sinh đánh bạn, lại đi “” ào ào vào nữ sinh bởi họ cho rằng xúc phạm mẹ bạn th́ bị đánh là đáng lắm.
Phải đến khi người anh họ của nữ sinh bị đánh trong clip lên tiếng trên facebook cá nhân rằng nữ sinh bị đánh là do mâu thuẫn t́nh cảm cá nhân, không phải do xúc phạm phụ huynh.
Rồi từ đó một số báo đă vào cuộc, xác minh và khẳng định thông tin của người anh họ là đúng, th́ phong trào “ném đá” mới xẹp đi.
Có cả những người có tên tuổi, địa vị hẳn hoi cũng đă bị mang vạ kiểu như vậy.
Năm ngoái, ai đó đă lấy tấm ảnh chân dung của TS Nguyễn Quang Ngọc, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, rồi ghi chú lên đó những ḍng chữ trong ngoặc kép thể hiện đó là phát ngôn của ông Ngọc về vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa:
“Không nên đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa ra Ṭa án quốc tế, hay Liên hợp quốc v́ chưa biết lợi, hại ra sao…”, rồi tung lên mạng.
Chả cần biết trong thực tế ông Nguyễn Quang Ngọc có nói như vậy hay không, nhưng nhiều facebooker, trong đó có không ít những nhân vật có tiếng tăm trong xă hội, đă thi nhau chửi ông Ngọc một trận tơi bời hoa lá.
Ảnh minh họa: Kim Minh.
Măi đến khi ông Nguyễn Quang Ngọc và các bạn bè, đồng nghiệp lên báo khẳng định rằng lời phát biểu của ông về Hoàng Sa – Trường Sa đă bị xuyên tạc với dụng ư xấu, th́ nhiều facebooker mới vội vàng xóa đi những status ném đá nhà khoa học này.
Trong đó, có một nhà thơ nổi tiếng đă viết hẳn một cái status xin lỗi ông.
Cái kiểu chia sẻ, b́nh luận, ném đá cộng đồng một cách cẩu thả như trên cho thấy, trong thời buổi bùng nổ thông tin như hiện nay, nhiều người lại đang mắc phải một căn bệnh là lười kiểm chứng thông tin. Nó cũng là một dạng của thói a dua, bầy đàn.
Khi biết ḿnh đă mắng hớ, chửi oan người khác, cư dân mạng kẻ lặng lẽ xóa status, xóa comment, người phẫn nộ kẻ tung tin giả, người xin lỗi nạn nhân …
Vậy là xong. C̣n những hậu quả bởi tai họa từ trên… mạng phang xuống, nạn nhân phải âm thầm gánh lấy thôi.
Người xưa có câu “Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”, tức là trước khi nói ǵ đó phải suy nghĩ thấu đáo, kỹ càng.
Dân mạng cũng nên học cái sự cẩn trọng ấy của người xưa trước khi chia sẻ, b́nh luận những thông tin có thể ảnh hưởng xấu tới một người, một tổ chức, một cộng đồng… nào đó.
Theo Thế giới trẻ