Ai cũng đă từng thưởng thức món KFC đều không quên được. KFC có mặt trên cả thế giới. Nhưng cũng it người nghĩ rằng ông chủ của thương hiệu gà rán nổi tiếng thế giới KFC lại có một cuộc đời nghèo khó và đen đủi trước khi trở thành một tỉ phú thành đạt ở tuổi 60. Đây chính là tấm gương để các bạn trẻ học tập.
Harland Sanders trải qua một cuộc đời khó khăn trước khi trở thành triệu phú ở tuổi 88. (Ảnh: brandchannel)
Harland Sanders sinh ngày 9 tháng 9 năm 1890 tại Indiana, Hoa Kỳ. Ông có một cuộc sống khốn khó ngay từ khi c̣n nhỏ. Năm lên 6, cha của Sanders mất, mẹ phải lao động cả ngày để nuôi những đứa con nhà. Lên 7 tuổi, ông Sanders đă thành thạo với việc nấu nướng để phụ giúp mẹ nuôi em.
Cuộc đời tiếp tục bước sang một trang mới khi mẹ tái hôn khi Sanders bước sang tuổi 12. Do mâu thuẫn với cha dượng, Sanders bắt đầu đi làm ở một trang trại cách nhà gần 130km. Sanders sớm nhận ra ông cần phải làm việc hơn là dành cả ngày ở trường, do đó, ông thôi học khi mới 16 tuổi.
Dù chăm chỉ lao động nhưng cuộc sống của ông vẫn vô cùng bấp bênh. Năm 17 tuổi ông bị đuổi việc 4 lần. Một năm sau, hạnh phúc dường như mỉm cười với Sanders khi ông t́m được công việc ở một ga đường sát và gặp người vợ đầu tiên Josephine King. Hai người kết hôn và sinh ra ba người con, một trai, hai gái. Rất tiếc, người con trai đă mất vào năm 1932, khi Sanders bước sang tuổi 42.
Cuộc sống gia đ́nh khiến Sanders phải cố gắng làm việc để trở thành trụ cột, chăm sóc cho tổ ấm. Ban ngày làm việc, ban đêm Sanders học thêm chương tŕnh đào tạo về luật của trường Đại học Mở La Salle. Nhưng xem ra vận đen vẫn liên tục đeo bán cuộc đời ông. Ông bị sa thải khỏi công việc đường sắt, Sanders xin đi lính nhưng cũng sớm phải xuất ngũ. Sanders chuyển hướng sang bán bảo hiểm nhưng cũng thất bại.
Năm 40 tuổi, Harland Sanders bắt đầu gắn bó với công việc nấu nướng mà ông yêu thích từ nhỏ. Đó là một tiệm ăn đặt ngay tại trạm xăng của khu phố Corbin. Khi làm việc tại trạm xăng, ông nhận thấy nhu cầu của hành khách dừng chân tại đây và nảy ra ư tưởng chế biến đồ ăn tiện lợi để thay thế cho bữa ăn ở nhà. Và món gà rán ra đời từ đó. Ông kết hợp 10 loại thảo mộc và gia vị để tẩm ướp, tạo nên một món gà rán với hương vị đặc biệt chưa từng xuất hiện trước đó.
Gà rán KFC ban đầu với công thức 10 loại gia vị. (Ảnh: wikimedia)
Khi lượng khách ngày càng đông, ông mở một quán ăn bên đường, sau đó phát triển thành nhà hàng với 142 chỗ ngồi. Món gà rán của ông dần trở thành món đặc trưng của bang Kentucky. Năm 1935, Thống đốc bang đă phong tặng Harland Sanders tước hiệu Kentucky Colonel - Đại tá danh dự bang Kentucky để ghi nhận những đóng góp của ông cho nghệ thuật ẩm thực của bang.
Không dừng lại ở thành công đó, Harland Sanders tiếp tục nghiên cứu để cải tiến công thức gà rán của ḿnh. Năm 1939, ông đă thêm vào loại gia vị thứ 11 vào công thức để hoàn thiện món gà rán ông ấp ủ bấy lâu nay. Harland Sanders cho biết: “Với loại gia vị thứ 11 đó, tôi đă được dùng miếng gà rán ngon nhất từ trước đến nay”.
Cuộc đời Sanders một lần nữa rời vào bế tắc. Năm 1950, một dự án về đường cao tốc liên bang và sự xuống dốc của nền kinh tế buộc Sanders phải bán lại cửa hàng của ḿnh với số tiền chỉ vừa đủ để đóng thuế. Tài sản duy nhất ông có được là số tiền trợ cấp 105 USD ít ỏi. Thế nhưng, Sanders chưa bao giờ từ bỏ ư định làm giàu. Tự tin vào hương vị món ăn của ḿnh nên tuy đă vào tuổi 60, ông vẫn lên đường bán những gói gia vị và cách chế biến gà rán đồng nhất cho những chủ nhà hàng nằm độc lập trên toàn nước Mỹ.
Trong chuyến đi dọc đất nước, Sanders đă bị từ chối 1.009 lần. Ban đầu, chỉ một số ít ông chủ nhà hàng thấy họ có lợi nếu mua công thức mà Sanders đang bán. Tinh thần dám nghĩ dám làm và không bao giờ từ bỏ đă tiếp sức để ông già Colonel tiếp tục chuyến hành tŕnh đưa sản phẩm gà rán của ḿnh đến với khách hàng. Ở cái tuổi đáng lẽ ra phải được nghỉ ngơi, Sanders lại rong ruổi khắp nơi để t́m kiếm cơ hội kinh doanh. Và 10 năm sau, ông đă có hơn 600 nhà hàng nhượng quyền trên khắp đất Mỹ và Canada.
Việc kinh doanh phát triển mạnh, vượt ngoài tầm kiểm soát của ông già ở cái tuần thất thập cổ lai hy, Harland Sanders quyết định bán lại thương hiệu gà rán của ḿnh cho một nhóm các nhà đầu tư. Họ đă lập nên Kentucky Fried Chicken Corporation và mời Sanders làm đại sứ thiện chí.
Năm 1986, nhăn hiệu “Kentucky Fried Chicken” được Pepsi Co mua lại và năm 1991 ra mắt logo mới là KFC. Năm 2002, KFC thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn YUM! Restaurants International. Ngày nay, KFC là hệ thống nhà hàng phục vụ gà rán lớn nhất với gần 19.000 nhà hàng tại 118 quốc gia.
Ông già Colonel với nụ cười tươi trở thành biểu tượng của nhăn hàng ăn nhanh KFC. (Ảnh: wikimedia)
Cả đời ông đă du lịch 250.000 dặm mỗi năm để ghé thăm những cửa hàng ăn KFC trên khắp thế giới. Ở tuổi 88, Harland Sanders trở thành triệu phú của chuỗi thương hiệu gà rán nổi tiếng nhất thế giới sau bao thăng trầm cuộc đời và ư chí chiến đấu mănh liệt bất chấp mọi thất bại trong cuộc sống.
Vietbf @ sưu tầm.