Vietbf.com - Trung Quốc vẫn tuyên bố tiếp tục tham vọng bá quyền xây dựng ở Biển Đông, cho dù Ṭa Trọng Tài Thường Trực La Haye đă phán quyết Philippines thắng kiện, mà Trung Quốc vẫn không ngừng xây dựng các công tŕnh ở Biển Đông dù ṭa quốc tế chỉ rơ đây là hành động bất hợp pháp.
Nhân viên hàng không Trung Quốc trên phi đạo vừa được xây dựng trên Đá Vành Khăn, Trường Sa. REUTERS/Stringer/File Photo
Tân Hoa Xă ngày hôm nay, 19/07/2016 đưa tin, trong cuộc gặp tư lệnh hải quân Mỹ, đô đốc John Richardson, tại Bắc Kinh vào hôm qua, tư lệnh hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi đă tuyên bố : « Chúng tôi sẽ không bao giờ ngưng việc xây dựng tại Nam Sa nửa chừng. Quần đảo Nam Sa là lănh thổ cố hữu của Trung Quốc, nhu cầu xây dựng của chúng tôi là hợp lư và hợp pháp ».
Nam Sa là tên Trung Quốc tự đặt cho quần đảo Trường Sa, nơi Bắc Kinh đang hối hả đào đắp các rạn san hô thành những đảo nhân tạo, với các cơ sở hạ tầng có thể dùng cho mục đích quân sự kể cả phi đạo.
Lời tuyên bố trái chiều này được đưa ra trong lúc Trung Quốc tiến hành tập trận tại Biển Đông, và căng thẳng ngoại giao vẫn đang tăng lên.
Tuần trước Ṭa Trọng Tài Thường Trực (PCA) ở La Haye đă ra phán quyết, khẳng định yêu sách « đường lưỡi ḅ » 9 đoạn do Trung Quốc tự vạch ra vào thập niên 40 bao trùm lên hầu như toàn bộ Biển Đông, là không có cơ sở pháp lư.
Ṭa án cũng cho rằng việc Trung Quốc xây dựng trên Đá Vành Khăn (Mischief Reef) là vi phạm các quyền của Philippines về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Manila hoan nghênh phán quyết của ṭa án, nhưng Bắc Kinh đă bác bỏ, cho rằng đó chỉ là « một mảnh giấy lộn ».
Ông Ngô Thắng Lợi nói thêm, Bắc Kinh không thể chấp nhận bị đe dọa, và theo ông, « bất kỳ nỗ lực nào nhằm buộc Trung Quốc phải quy hàng thông qua việc phô diễn sức mạnh quân sự chỉ phản tác dụng ».
Mặc cho Trung Quốc phản đối, Liên Hiệp Châu Âu (EU) đă có tiếng nói mạnh mẽ về vấn đề này trong hội nghị thượng đỉnh ASEM cuối tuần qua. Chủ tịch Donald Tusk nói với báo chí, Liên Hiệp Châu Âu « sẽ tiếp tục đ̣i hỏi phải tôn trọng luật pháp quốc tế », và ông « hoàn toàn tin tưởng » vào PCA cũng như các phán quyết của ṭa.
Trung Quốc gây áp lực lên các nước ASEAN để khối này không thể ra được thông cáo chung về phán quyết của Ṭa Trọng Tài Thường Trực. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và các nước khác đ̣i hỏi Bắc Kinh nghiêm chỉnh, tôn trọng phán quyết của ṭa quốc tế.