Trong trận lũ lụt lịch sử hồi đầu tháng 7 vừa qua, hơn 90 con cá sấu đă sổng chuồng không chỉ gây mối hại cho người dân mà c̣n là nỗi lo của các nhà quản lư. Đây chính là cách mà dân Tàu đă sử dụng để bảo vệ loài động vật quư hiếm này.
Theo SCMP, một trong 92 con cá sấu sổng chuồng từ một trang trại ở Vu Hồ, tỉnh An Huy hồi đầu tháng 7, đă bị người dân địa phương bắt, giết thịt và xào nấu.
Sau khi biết tin về đoạn video lan truyền trên mạng, cảnh sát An Huy đă bắt giữ 6 người, cáo buộc họ bắt trộm và giết chết loài cá sấu Trung Quốc, c̣n gọi là cá sấu Trường Giang hay cá sấu Dương Tử, là động vật bảo vệ cấp quốc gia theo luật bảo vệ động vật hoang dă.
Một người bị bắt khai rằng, ông phát hiện con cá sấu trốn trong lùm cỏ hôm 5/7 nên đă bắt và giết nó, rồi đưa tới một nhà hàng do bạn làm chủ nhờ chế biến.
92 con cá sấu sổng chuồng ở Vu Hồ hôm 2/7 nhưng chỉ có 8 con được bắt lại. Chính quyền địa phương đă cử người đi bắt số c̣n lại, đồng thời đảm bảo chúng không phải "là động vật hung dữ".
Cá sấu Dương Tử là loài bản địa có thể phát triển chiều dài tới hơn hai mét, từng được ghi nhận có tấn công người. Trong vài thập kỷ gần đây, số lượng chúng giảm mạnh do ô nhiễm và bị săn bắt trái phép, khiến loài cá sấu này rất hiếm xuất hiện trong tự nhiên.
Luật bảo vệ động vật hoang dă của Trung Quốc cho phép nuôi cá sấu lấy thịt, nhưng người nuôi và nhà hàng đều phải xin giấy phép của cơ quan kiểm lâm.
Cá sấu Dương Tử là động vật bảo vệ cấp một ở Trung Quốc, nhưng lại không được phép nhân giống v́ mục đích thương mại. Chính quyền cũng không giải thích tại sao cá sấu Dương Tử lại được nuôi nhốt trong trang trại ở Vu Hồ.