2 nước này đang bắt tay với nhau chăng?
Thực hư của chuyện này sao?
Đây là những ǵ bạn cần biết…
Tháng 8 này, Nga – Trung sẽ có cuộc tập trận quân sự trên Biển Đông, động thái này đặt ra nghi vấn rằng liệu Moscow có đang ủng hộ lập trường của Bắc Kinh hay không.
Nga – Trung đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực
Hợp tác trên nhiều lĩnh vực cho thấy Nga đứng về phía Trung Quốc?
Trong chuyến thăm Trung Quốc hồi cuối tháng 6, Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Tập Cận B́nh đă có nhiều buổi trao đổi, thống nhất đẩy mạnh hợp tác kinh tế, quân sự giữa 2 nước. Nga – Trung đă kư kết khoảng 30 thỏa thuận trong thời gian đó.
Động thái của Nga khiến nhiều nhà phân tích lo ngại rằng, có vẻ như Nga đang dần ngả về ủng hộ Trung Quốc trên mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, phía Moscow luôn khẳng định rằng Trung Quốc là một cường quốc ở khu vực châu Á và việc Nga – Trung hợp tác là hoàn toàn b́nh thường, phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.
Về phương diện quân sự, hôm 1/8, Đại sứ quán Trung Quốc tại Nga đă tổ chức cuộc chiêu đăi nhân ngày thành lập Quân đội Trung Quốc (1/8). Tham gia buổi chiêu đăi này có Thứ trưởng Bộ Quốc pḥng Nga Antonov.
Ông Antonov nói rằng hợp tác giữa quân đội hai nước ngày càng mật thiết, Ủy ban hợp tác liên chính phủ hai nước sẽ nhanh chóng triệu tập hội nghị trong thời gian tới để thảo luận vấn đề giao dịch vũ khí.
Bên cạnh đó, hồi đầu tháng 7, khi liên quân Mỹ - Hàn tuyên bố sẽ triển khai hệ thống pḥng thủ tên lửa tầm cao THAAD, cả Trung Quốc và Nga đều lên tiếng phản đối và cho rằng hành động của Hàn Quốc đe dọa an ninh Trung Quốc cũng như khu vực. Nhiều người lại càng khẳng định việc Nga đang dần đứng về phía Trung Quốc.
Trung Quốc mong muốn có sự ủng hộ của Nga
Trung Quốc hy vọng Nga ủng hộ lập trường về vần đề Biển Đông.
Trung Quốc liên tục khẳng định không muốn làm bá chủ thế giới, không hề muốn thống trị ở khu vực châu Á, song hành động của Bắc Kinh có vẻ như đi ngược lại với lời nói.
Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, chồng chéo lên chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia. Đồng thời tiến hành nhiều hoạt động xây dựng trái phép trên Biển Đông, bất chấp phản đối của các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế.
Hôm 12/7, Ṭa Trọng tài Thường trực PCA ra phán quyết về Biển Đông, bác bỏ yêu sách của Bắc Kinh nhưng Trung Quốc vẫn cố chấp phủ định. Hầu hết các nước trên thế giới từ Mỹ, Liên minh châu Âu EU hay Nhật Bản đều lên tiếng kêu gọi Trung Quốc tôn trọng phán quyết. Chịu đựng áp lực từ nhiều phía, Bắc Kinh liên tiếp dùng truyền thông khẳng định chủ quyền trái phép cũng như t́m kiếm sự ủng hộ từ nhiều quốc gia.
Trung Quốc tuyên bố sẽ phối hợp với Nga tập trận quân sự trên Biển Đông vào tháng 8 này.
Trung Quốc dùng chiêu bài viện trợ kinh tế, hợp tác thương mại để lôi kéo một số quốc gia lên tiếng ủng hộ và dùng hành động quân sự để răn đe ḥng bá chủ trên Biển Đông. Trong khi đó, Mỹ lại đẩy mạnh triển khai tàu chiến, máy bay tuần tra tại vùng biển này khiến Bắc Kinh vô cùng lo ngại.
Trước thế khó, Bắc Kinh càng hy vọng hợp tác, thân thiết hơn với Nga. Nga là một cường quốc trên thế giới và có thể giúp Trung Quốc cân bằng thế lực với Mỹ cũng như sự hợp tác này sẽ giúp Trung Quốc đảm bảo thế thượng phong tại vùng biển tranh chấp.
Tuy nhiên, cho đến hiện tại, những mong đợi của Trung Quốc với quan hệ Nga – Trung có vẻ như không được như ư muốn. Nga đă không công khai ủng hộ lập trường của Trung Quốc trên Biển Đông cũng như không hề đưa ra b́nh luận nào về cuộc tập trận quân sự sắp tới.
Nga hành động theo kiểu “vừa kéo, vừa đẩy”
Trái với mong muốn của Trung Quốc, Nga vẫn đang vô cùng b́nh tĩnh với những biến động ở Biển Đông. Rất khó để Bắc Kinh có thể đoán biết được lập trường của Moscow.
Thứ nhất, Nga từng tuyên bố vấn đề Biển Đông chỉ để 2 bên liên quan tự giải quyết, bất kỳ bên thứ 3 nào cũng không nên can thiệp, trong đó có cả Nga. Lập trường chính thức của Kremlin về Biển Đông được phản ánh trong tuyên bố của ông Lavrov, Ngoại trưởng Nga tại Ulan-Bator ngày 14/4 cho biết Kremlin phản đối "can thiệp từ bên thứ 3 và nỗ lực quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông".
Thứ 2, Nga không tuyên bố ủng hộ phán quyết của PCA hay lập trường của Trung Quốc. Hôm 12/7, PCA ra phán quyết cuối cùng về Biển Đông, bác bỏ quyền tư pháp của Trung Quốc trên vùng biển này. Phía Bắc Kinh rất mong chờ một phản ứng ủng hộ từ Nga, song, Moscow không hề đưa ra bát kỳ b́nh luận nào.
Nga không kêu gọi Trung Quốc tôn trọng phán quyết của ṭa, cũng không nói lập trường của Trung Quốc trong tranh chấp là đúng đắn.
Nga muốn dùng Trung Quốc để đối phó Mỹ.
Thứ 3, Nga chưa xác nhận thông tin sẽ phối hợp tập trận với Trung Quốc. Trong buổi chiêu đăi của Đại sứ quán Trung Quốc ở Nga, Thứ trưởng Bộ Quốc pḥng Nga tuyên bố 2 nước sẽ hợp tác giao dịch vũ khí song không một lần đề cập tới cuộc tập trận trên Biển Đông.
Thứ 4, Nga hợp tác với Trung Quốc nhằm dằn mặt Mỹ. Cả Mỹ, Nga và Trung Quốc đều là 3 cường quốc quân sự trên thế giới, nếu Nga và Trung Quốc hợp tác, Mỹ phần nào phải dè chừng. Một lư do khác là đa phần quan chức Nga vẫn có tư tưởng “chống Mỹ”.
Thứ 5, tập trận chung không có nghĩa là ủng hộ Trung Quốc. Có một câu ngạn ngữ rằng “Hăy giữ bạn bè ở gần và hăy giữ kẻ thù ở gần hơn nữa”, ở một khía cạnh nào đó, chính Nga cũng lo ngại sự bành trướng của Trung Quốc.
Về kinh tế, Trung Quốc có thể ngày càng kiểm soát con đường giao thương với khu vực Trung Á, Nga đương nhiên không muốn mất toàn bộ lợi nhuận ở khu vực này. Buôn bán vũ khí với Trung Quốc cũng sẽ mang lại nguồn lợi vô cùng lớn cho Nga.
Về quân sự, Nga và Trung Quốc lần lượt đứng thứ 2 và thứ 3 trong bảng xếp hạng quân sự trên thế giới, có nghĩa là, Trung Quốc cũng là một đối thủ “đáng gờm” mà Nga phải dè chừng. Hợp tác Nga – Trung không chỉ giúp Nga cân bằng với Mỹ mà cũng là cách để Nga giữ Trung Quốc ở bên cạnh, hạn chế những mối đe dọa tiềm tàng từ đất nước hơn 1,3 tỷ dân này.