Tổng thống Mỹ kế tiếp chắc chỉ có là Clinton hoặc Trump. Dù là ai đi chăng nữa th́ họ phải đóng vai tṛ quan trọng trong việc giải quyết nhiều vấn đề thế giới. Vậy họ khác nhau tới mức nào?
Ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ Hillary Clinton đă nhấn mạnh ưu tiên về chính sách đối ngoại trong của chiến dịch tranh cử của ḿnh. Bà cho rằng quăng thời gian làm cựu Ngoại trưởng Mỹ giúp bà trở thành người duy nhất có đủ tŕnh độ để giải quyết mối quan hệ của Mỹ với các nước khác.
“Là một ngoại trưởng, thượng nghị sĩ, và là đệ nhất phu nhân, tôi rất vinh dự khi được đại diện cho nước Mỹ ở nước ngoài và giúp định h́nh chính sách đối ngoại trong nước"- bà Clinton nói trong một bài phát biểu về chính sách đối ngoại hồi tháng trước. "Là một ứng viên tổng thống, không một điều ǵ có thể khiến tôi quan tâm hơn vấn đề an ninh quốc gia".
Đối thủ của bà ở Đảng Cộng ḥa, Donald Trump, lại tự hào rằng ḿnh có kỹ năng kinh doanh - trên thực tế ông đă viết sách về đàm phán kinh doanh - và điều đó sẽ giúp ông đạt được thỏa thuận tốt hơn với các nước khác. “Chúng ta chưa bao giờ thắng. Chúng ta thua trong kinh doanh. Chúng ta thua cả về mặt quân sự. Hăy nh́n những ǵ mà IS đang làm. Liệu có thể tin được chuyện này đang xảy ra hay không? Chúng ta thua về tất cả mọi thứ mà chúng ta làm trên danh nghĩa là một quốc gia" - Trump phát biểu trên Fox News vào tháng 10.
Nhiều chuyên gia chính sách đối ngoại của Đảng Cộng ḥa chỉ trích Trump đă đổ xô ủng hộ Clinton, theo báo Politico. Trong khi đó, nhiều người cấp tiến đă chỉ trích việc bà Clinton thúc đẩy sự can thiệp của Mỹ tại Libya, Syria, và Biển Đông khi bà là cựu Ngoại trưởng, được cho là cánh tay phải đắc lực của Tổng thống Obama.
Cùng xem xét lập trường của hai ứng viên này trong 3 vấn đề chính sách đối ngoại mấu chốt.
Syria, Iraq, và IS
Cuộc nội chiến đang diễn ra ở Syria làm hàng ngh́n người phải di dời và làm lớn mạnh nhóm tổ chức khủng bố IS, đang diễn ra trên phần lớn lănh thổ của cả Syria và nước láng giềng Iraq. Hồi c̣n là ngoại trưởng, bà Clinton cho rằng, chính quyền của Tổng thống Obama cần có cách tiếp cận tích cực hơn với vấn đề Syria. Kể từ khi rời nhiệm sở và bắt đầu chiến dịch tranh cử, bà Clinton đă kêu gọi thực thi vùng cấm bay trên không phận của Syria và gia tăng huấn luyện cho các lực lượng an ninh Iraq.
Trong các cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng ḥa, Donald Trump chỉ trích việc bà Clinton ủng hộ Mỹ xâm lược Iraq năm 2003. Nhưng Trump cũng nhiều lần kêu gọi Mỹ đánh bom các giếng dầu ở Iraq và Syria mà IS dùng để cung cấp tài chính cho chính lực lượng này. Trump nói ông sẽ cân nhắc trong việc sử dụng 20.000 hay 30.000 lính Mỹ để đánh bại IS ở Iraq và Syria trong một cuộc tranh luận của ứng viên Đảng Cộng ḥa hồi tháng Ba.
Ông cũng nói rằng với tư cách một tổng thống, ông sẽ ra lệnh cho quân đội Mỹ tra tấn những kẻ khủng bố và đánh bom gia đ́nh họ - cả hai việc đều vi phạm luật pháp quốc tế. Trump gần đây đă ca ngợi cựu độc tài Iraq Saddam Hussein cứng rắn với khủng bố. Hussein là người dùng tra tấn và vũ khí hóa học thay v́ các biện pháp khác để duy tŕ quyền lực.
Nga
Việc Nga can thiệp ở Ukraina vào năm 2014 đă làm căng thẳng mối quan hệ giữa Nga và Mỹ đến mức Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev mới đây nói rằng hai nước đang trải qua “một cuộc Chiến tranh Lạnh mới".
Bà Clinton hứa hẹn sẽ "đối đầu" với Tổng thống Nga - Vladimir Putin - bằng cách hợp tác với những đồng minh của Mỹ ở Châu Âu để chống lại và kiềm chế cái mà bà gọi là "sự xâm lược của Nga". Mâu thuẫn giữa Putin và Clinton xuất phát từ hai phía, năm 2014, ông Putin đă gọi bà là "kẻ yếu đuối" trước khi nói "nhưng có lẽ điểm yếu không phải là phẩm chất tồi tệ nhất đối với một người phụ nữ".
Trong khi đó, ông Putin và Trump đă bày tỏ sự tôn trọng lẫn nhau. Trump nói với các phóng viên vào năm ngoái rằng ông sẽ "ḥa hợp rất tốt" với Putin. Ứng cử viên đảng Cộng ḥa này cũng đă thể hiện sự ủng hộ chiến dịch không kích của Nga ở Syria. Tuy nhiên, điều đó không ngăn được chiến dịch tranh cử của Trump tung ra một quảng cáo trong đó đưa Putin cùng IS vào danh sách "những đối thủ nguy hiểm nhất" của Mỹ.
Israel (và Iran)
Cả Clinton và Trump đều có lập trường vững chắc ủng hộ Israel. "Israel là một đồng minh rất, rất quan trọng của Mỹ, và chúng ta sẽ bảo vệ họ 100%" - Trump nói tại trong một cuộc mít tinh của chiến dịch tranh cử hồi đầu tháng này. Trump đă kêu gọi một thỏa thuận của chính quyền Obama để ngăn chặn việc Iran có được vũ khí hạt nhân "thảm họa" và nói rằng, nó sẽ gây tổn hại cho Israel. Trump tuyên bố, nếu đắc cử, ông sẽ xóa bỏ thỏa thuận đó để thiết lập một thỏa thuận mới tốt hơn.
Bà Clinton có cũng có những lời lẽ mạnh mẽ tương tự về Israel. "Nếu bất cứ ai thách thức an ninh của Israel, tức là họ thách thức an ninh Mỹ", website của bà nói. Bà Clinton cũng hứa hẹn trên trang web của ḿnh về việc ngăn chặn Iran có được vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, cựu Ngoại trưởng Mỹ đă thể hiện một phần niềm tin của ḿnh đối với thỏa thuận hạt nhân của Obama với Iran, cho dù ban đầu bà dứt khoát không muốn đàm phán với Iran.
Cho dù là ai đắc cử đi chăng nữa, có một điều rơ ràng, chắc chắn sẽ có một sự chuyển đổi lập trường về chính sách đối ngoại so với thời của chính quyền Obama.
VietBF© Sưu tập