Với tuyên bố không sử dụng vũ khí hạt nhân của ông Obama, Anh, Pháp, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ vô cùng thất vọng. Tổng thống Mỹ kiên quyết sẽ không phải là bên đầu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân. Đây là nhận định trong một bài viết từ quan sát viên Josh Rogin trên The Washington Post.
Về chuyện vị Tổng thống sắp hết nhiệm kỳ vào mùa thu năm nay là ông Obama dự định tuyên bố không sử dụng vũ khí hạt nhân đầu tiên và đưa ra phiên họp tháng Chín của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc xem xét một dự thảo nghị quyết, khẳng định cấm tất cả các thử nghiệm hạt nhân, — là tin tức mà Washington Post đă công bố cách đây một tháng. Khi đó, b́nh luận về tin thời sự này, phát ngôn viên của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov đă nói: "Hiện thời những đề xuất này chưa chính thức công bố ở đâu, và chúng tôi cũng không biết bất cứ điều ǵ. Nhưng có lẽ Washington Post không ngẫu nhiên lấy tin này "từ không khí".
Bây giờ, như Josh Rogin khẳng định, ư tưởng này không nhận được sự hiểu biết tại Mỹ, c̣n các đồng minh của Mỹ th́ bày tỏ sự quan ngại v́ nhiều nguyên nhân. Ví dụ, mối lo lắng của Tokyo và Seoul liên quan đến chương tŕnh tên lửa của CHDCND Triều Tiên, c̣n người châu Âu băn khoăn về sự khác biệt giữa chính sách của các nước ở châu lục trong lĩnh vực sử dụng vũ khí hạt nhân, mà theo ư kiến của họ, là thứ "đóng vai tṛ kiềm chế các cuộc tấn công hóa học và sinh học".
Tuy nhiên, một số đại diện các quốc gia khác "đă thất vọng v́ thiếu tham vấn với họ". Tuyên bố tiềm năng của Tổng thống Obama về vấn đề sử dụng vũ khí hạt nhân, theo quan điểm của những người này, sẽ làm tăng cao "nguy cơ xung đột vũ trang với những nước như Triều Tiên, Trung Quốc và Nga, thậm chí là xung đột với sử dụng các loại vũ khí thông thường".
Ông Alexandr Perendzhiev từ Hiệp hội các chuyên viên chính trị học quân sự độc lập th́ tỏ ra nghi ngờ bài đăng của The Washington Post.
Ông Alexandr Perendzhiev nói: "Nếu ông Obama dự tính phát biểu với tuyên bố như vậy, th́ cũng chẳng có ǵ mới mẻ. "Không sử dụng đầu tiên" — là khái niệm của chiến lược hạt nhân, nghĩa là một quốc gia từ bỏ sử dụng vũ khí hạt nhân, ngoại trừ trường hợp có cuộc tấn công xâm lược hạt nhân chống lại quốc gia đó. Trước đây Trung Quốc đă từng cam kết không sử dụng vũ khí hạt nhân đầu tiên. Sau đó, Mikhail Gorbachev cũng đưa ra tuyên bố tương tự. Nếu Obama định tuyên bố sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân đầu tiên, th́ nảy sinh câu hỏi là liệu điều đó là thực tế hay chỉ là tuyên ngôn trống rỗng? Và đây là lư do tại sao: bây giờ đă xuất hiện hệ thống bảo vệ chống tên lửa, nó tồn tại chính là để chống lại các cuộc tấn công hạt nhân. Nhưng Obama không nêu vấn đề này ra. Thêm nữa, nếu ông Obama quyết định lên tiếng tuyên bố, th́ chẳng có ǵ đảm bảo rằng các nước khác sẽ noi theo tấm gương Mỹ. Vũ khí hạt nhân hiện hữu ở Anh và Pháp, những nước không nhận lấy trách nhiệm nào về ḿnh và không tham gia bất kỳ cuộc đàm phán về giải trừ hạt nhân. Trong "Câu lạc bộ hạt nhân" c̣n gồm Ấn Độ, Pakistan, và de facto-trên thực tế, c̣n cả Israel với CHDCND Triều Tiên nữa. Sẽ ra sao với những nước này?
Mà có thể đó chẳng qua chỉ là động tác xây dựng h́nh ảnh của ông Obama?
VietBF© Sưu tập