Manila muốn đàm phán với Bắc Kinh? Chuyến đi của ông Fidel Ramos đă “phục hồi” kênh thông tin liên lạc giữa Bắc Kinh và Manila? Trung Quốc và Philippines vẫn c̣n khác biệt trong cách tiếp cận về phán quyết của Ṭa Trọng tài Quốc tế.
Ngày 13-8, tờ South China Morning Post đưa tin, Bắc Kinh và Manila có thể tạo cơ hội để ngư dân 2 nước cùng đánh bắt cá ở vùng biển gần băi cạn Scarborough/Hoàng Nham thay v́ đối đầu và cấm đoán.
Trước đó (12-8), Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố, muốn kư một thỏa thuận với Bắc Kinh để chấm dứt xung đột trên Biển Đông. Giới phân tích cho rằng, việc cử cựu Tổng thống Philippines Fidel Ramos tới Hongkong cho thấy, Manila muốn đàm phán với Bắc Kinh. Nhưng cho đến nay, Trung Quốc và Philippines vẫn c̣n khác biệt trong cách tiếp cận về phán quyết của Ṭa Trọng tài Quốc tế tại La Haye (Hà Lan) - Philippines muốn đẩy Trung Quốc vào t́nh trạng tiếp nhận hay không tiếp nhận khi đàm phán, trong khi đó Bắc Kinh muốn Manila bỏ qua việc này.
Phó giáo sư Trường Đại học De La Salle, ông Richard Javad Heydarian nhận định, chuyến đi của ông Fidel Ramos đă “phục hồi” kênh thông tin liên lạc giữa Bắc Kinh và Manila. Trong bài đăng trên tờ National Interest, hai nhà phân tích Kai He và Huiyun Feng đánh giá việc dồn Bắc Kinh vào chân tường (về pháp lư và ngoại giao) ở Biển Đông có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm và không có lợi cho việc giải quyết tranh chấp.
Ngoại trưởng John Kerry và Tổng thống Philippines
Theo nhận định của giới chuyên môn, phán quyết của Ṭa Trọng tài đang tác động tới các mối quan hệ ở châu Á. Nếu quan hệ Manila - Bắc Kinh được cải thiện, đây không những là chương mới trong quan hệ Philippines và Trung Quốc, mà c̣n tác động tới quan hệ giữa Philippines với Mỹ và Nhật Bản. Giới truyền thông cho biết, chiến dịch tuần tra “Tự do hàng hải” (FONOP) của Mỹ được khởi động từ năm ngoái là hành động cụ thể nhất đối với các bước đi quân sự hóa bất chấp dư luận và luật pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.
C̣n theo nhận định của nhà báo Hiroyuki Sugiyama, làm việc cho tờ Yomiuri Shimbun, Trung Quốc đă và đang t́m mọi cách để tuyên truyền về tuyên bố chủ quyền phi pháp tại Biển Đông cho học sinh. Trong bài “China’s distorted education over S. China Sea” (giáo dục của Trung Quốc về Biển Đông bị bóp méo) đăng trên tờ Yomiuri Shimbun, tác giả đă chỉ ra việc chính trị hóa trong cách tuyên truyền, giáo dục (cả trong sách giáo khoa địa lư dành cho học sinh cấp 2) đối với học sinh - chúng được dạy những điều hoàn toàn khác với phán quyết của Ṭa Trọng tài về “đường lưỡi ḅ” phi pháp do Bắc Kinh tự vẽ trên Biển Đông.
Ông Fidel Ramos và bà Phó Oánh (Doanh) trong cuộc gặp tại Hongkong
Tại cuộc gặp ở Davao, miền Nam Philippines, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay cam kết hợp tác chặt chẽ để tăng cường an ninh biển, trong bối cảnh Tokyo và Manila đều phải đối phó với Bắc Kinh. Theo đó, Tokyo và Manila đều cho rằng, phải áp dụng biện pháp ḥa b́nh, không sử dụng vũ lực hay ép buộc khi giải quyết xung đột trên biển. Đồng thời kêu gọi và thúc giục Trung Quốc bảo đảm, an ninh biển và pháp quyền phải được tôn trọng hoàn toàn và không khoan nhượng.
Ngoại trưởng Nhật Bản cho biết, Tokyo tuy không phải bên tranh chấp tại Biển Đông, nhưng sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các nước hữu quan để giải quyết ḥa b́nh các tranh chấp trên biển. Và cam kết, Nhật Bản tiếp tục viện trợ cho Philippines để Manila tăng cường năng lực bảo đảm an ninh trên biển. Theo nhận định của chuyên gia về quan hệ quốc tế Thời Ân Hoằng, Đại học Nhân dân, có những dấu hiệu trực tiếp và gián tiếp cho thấy, Trung Quốc đang củng cố vị trí quân sự ở Biển Đông.
Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Washington, Mỹ, nhận định, những nhà chứa máy bay được gia cố trên các đảo nhân tạo, và có thể chứa đủ loại tiêm kích, tiếp, vận tải cảnh báo, và máy bay trinh sát của Trung Quốc. Chuyên gia CSIS c̣n cho rằng, cấu trúc lục giác bí ẩn ở các đảo nhân tạo luôn nằm sát biển hiện chưa thể xác định. Chuyên gia Alexander Neill đến từ Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) cho biết, hiện có đồn đoán cho rằng, các cấu trúc kể trên có thể chứa các khẩu đội tên lửa đất đối không. Và sở dĩ chúng có kích cỡ lớn hơn b́nh thường v́ đă được gia cố để chịu được môi trường. Các chuyên gia CSIS nhấn mạnh, tuy chưa có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc điều động máy bay quân sự tới những nơi đang được xây dựng, nhưng tốc độ thi công nhanh chóng dự báo t́nh h́nh có thể thay đổi trong thời gian tới.
Ngày 10-8, Trung Quốc đă phóng vệ tinh Cao Phân 3, được trang bị radar vũ trụ mạnh nhất nước này lên quỹ đạo, để “bảo vệ lợi ích” của Bắc Kinh trên biển. Giới chuyên môn Trung Quốc coi đây là vệ tinh “tốt nhất thế giới về kỹ thuật và chế độ ảnh” bởi có 12 chế độ cho phép chụp bao quát Trái Đất cũng như từng khu vực cụ thể. Cao Phân 3 là vệ tinh đầu tiên của Trung Quốc phục vụ mục đích dân sự bằng các bức ảnh chụp cả ngày và đêm, dù trên đất liền hay trên biển, dưới bất kỳ điều kiện thời tiết nào…
Vietbf @ sưu tầm.