Với mỏ muối trải dài trong diện tích khoảng 155.000 km2, người dân Ethiopia vẫn miệt mài khai thác muối và vượt qua quăng đường gần 80km để mang bán. Vất vả như thế nhưng người dân nơi đây có thu nhập chỉ kiếm được 6,5 USD một ngày.
Trong chuyến đi tới vùng tam giác Afar, châu Phi, nhiếp ảnh gia kiêm nhà quay phim chuyên nghiệp Joel Santos đă lưu lại h́nh ảnh lao động vất vả của những người thợ mỏ muối Ethiopia. Mỏ muối trải dài trong diện tích khoảng 155.000 km2, điểm trũng nhất dưới mực nước biển 90 m.
Thợ mỏ cắt muối thành từng khối bằng thủ công rồi xếp lên lưng lạc đà chở ra ngoài. Có khoảng 2.000 con lạc đà và 1.000 con lừa làm việc trên khắp các mỏ muối ở đây.
Khi chở muối ra khỏi vùng Afar, người lao động phải trả một loại thuế đặc biệt cho số lượng lạc đà và khối lượng muối. Họ phải vượt qua quăng đường gần 80 km để đưa muối tới thị trấn Berahile.
Khu vực này được cho là một trong những nơi nóng nhất trên thế giới khi nhiệt độ thấp nhất thường ở mức 50 độ C. "Không khí nơi đây khô đến nỗi không thể ngửi thấy mùi ǵ phát ra", Joel kể lại. "Một vài chỗ có nước, ta có thể ngửi thấy mùi mặn của muối nếu nằm sát xuống mặt đất".
Mỏ muối này có khoảng 750 lao động làm việc bằng các công cụ thô sơ. Sản lượng muối hàng năm ước tính đạt 1,3 triệu tấn.
Những thợ mỏ phải bắt đầu làm việc từ sáng sớm để kịp về nhà trước khi nắng lên đỉnh đầu. Khu vực này hầu như không có thực vật hay nơi trú ẩn nào.
"Họ làm việc ở nơi nóng nhất Trái Đất mà kiếm chưa tới 100-200 Euro một tháng. Cuộc sống ở đây rất vất vả. Có lẽ đây là nơi khắc nghiệt nhất thế giới", Joel nói.
Vùng trũng Danakil, đặc biệt là khu vực bao quanh hồ Afdera, là nơi sản xuất ra 100% lượng muối của Ethiopia. Do đó, người dân vùng Afar luôn có ư thức bảo vệ các mỏ muối.
Trong quá khứ, cư dân địa phương từng sử dụng muối như một loại tiền tệ, trước khi chuyển sang tiền giấy như ngày nay.