Chính lệnh cấm mặc Burkini ở một số thành phố ở Pháp đă khiến cho trang phục này được bán đắt hàng. Tác giả của loại h́nh áo tắm này cho biết, cô đă nhận được rất nhiều đơn hàng từ khắp nơi mặc dù khách hàng không phải là người Hồi giáo.
Burkini, kiểu áo tắm được thiết kế giúp phụ nữ Hồi giáo che kín cơ thể khi đi bơi, hiện bị cấm tại 15 thị trấn của Pháp.
Tuy nhiên, Aheda Zanetti, người tuyên bố là sáng tạo ra burkini, cho biết doanh số bán sản phẩm này lại bùng nổ.
"Thật náo nhiệt. Chỉ riêng vào ngày 21/8, chúng tôi đă nhận được 60 đơn đặt hàng trực tuyến, không ai trong số họ theo đạo Hồi", Express dẫn lời cô cho hay.
Công ty Ahiida của Zanetti đă bán được hơn 700.000 bộ burkini trên toàn thế giới trong ṿng 8 năm kể từ khi cô tạo ra nó.
Zanetti là người Lebanon, di cư sang Australia cùng gia đ́nh khi mới hai tuổi. Cô cho biết đă nhận được hàng chục tin nhắn ủng hộ sau khi có lệnh cấm burkini tại Pháp.
"Sự ủng hộ mà tôi nhận được, theo cách nào đó giống như việc trao quyền cho nữ giới", cô cho biết. "Phụ nữ đang sát cánh cùng nhau trong vấn đề này, không phân biệt chủng tộc hay tôn giáo".
Giới chức thành phố Nice mô tả burkini là loại trang phục "công khai thể hiện sự tuân thủ một tôn giáo tại thời điểm mà Pháp và các điểm thờ phụng là mục tiêu của các cuộc tấn công khủng bố".
Thị trưởng thành phố Cannes th́ cho biết ông chỉ đơn giản cấm "một bộ đồng phục là biểu tượng của Hồi giáo cực đoan".
Trong khi đó, các nhà phê b́nh chỉ trích lệnh cấm burkini thể hiện sự bài xích Hồi giáo, phân biệt đối xử với nữ giới.
Ông Amar Lasfar, chủ tịch liên hiệp các tổ chức Hồi giáo tại Pháp, phản đối quy định này và cho rằng nếu burkini bị cấm th́ bộ đồ lặn cũng cần bị loại bỏ.
"Người Pháp đă chiến đấu chống lại cực đoan và khủng bố trong nhiều năm, và suốt thời gian qua, nhà nước đă cố gắng xoa dịu người Hồi giáo bằng cách nói với họ rằng họ không nên cảm thấy bị ngược đăi", ông Lasfar nói. "Tuy nhiên, cuộc tranh luận nóng gần đây xung quanh việc cấm burkini đă khiến điều đó bị phản tác dụng".