Vietsn.com - Đối phó với Nga luôn làm cho Mỹ đau đầu. Vừa qua Cựu đô đốc hải quân Mỹ James Stavridis đưa ra 4 kế hoạch để đối phó nhưng đều được cho rằng đă phá sản. Vẫn phải tiếp tục các lệnh trừng phạt với Nga dù khối EU đang nhiều vấn đề hậu Brexit.
James Stavridis, cựu Đô đốc hải quân Mỹ vừa đưa ra những quan điểm về lập trường cứng rắn của Washington với Nga trong bối cảnh hiện nay.
Chia sẻ với tờ The Times, Stavridis nhấn mạnh, mối quan hệ giữa Nga và phương Tây đang đứng trước nguy cơ nghiêm trọng. Và đây là thời điểm hợp lư để suy tính kỹ lưỡng và thực tế hơn về một cách tiếp cận thống nhất và chiến lược đối với nước Nga.
Cựu đô đốc hải quân Mỹ đưa ra kế hoạch 4 điểm của Mỹ nhằm đối phó Nga
Trước hết, với vị trí là người tiên phong, Mỹ phải trấn an các đồng minh NATO và củng cố lập trường của liên minh về Nga. Điều này đồng nghĩa với việc cần có sự phối hợp liên tục với các quốc gia trong NATO, đặc biệt là các nước Đông Âu gồm Ba Lan và các nước vùng Baltic, cũng như các nước đồng minh dọc duyên hải Biển Đen.
Mỹ có thể làm điều này một cách hiệu quả nhất thông qua các cuộc tập trận và chiến dịch quân sự, bao gồm cả hoạt động luân chuyển bộ binh ở các căn cứ, điều động tàu chiến đến Biển Baltic và Biển Đen, đồng thời triển khai các hoạt động tuần tra trên không nhằm ngăn chặn máy bay Nga xâm phạm không phận của NATO.
Yếu tố thứ hai mà cựu Đô đốc hải quân Mỹ đề cập đến đó là, Washington phải tiếp tục duy tŕ kiểm soát các lệnh trừng phạt đối với Nga .
Theo Stavridis, đây là biện pháp quan trọng nhất trong việc gây ảnh hưởng đối với Moskva. Ngoài ra, Mỹ cần phải dành sự ủng hộ mạnh mẽ cho Thủ tướng Đức Angela Merkel đề đảm bảo giữ cho Liên minh châu Âu (EU) là một khối đoàn kết, trong bối cảnh bà đang gặp nhiều khó khăn thời kỳ hậu Brexit.
Điểm tiếp theo, Mỹ nên tiếp tục kêu gọi cộng đồng quốc tế cương quyết lên án Nga nếu nước này vượt qua giới hạn luật pháp quốc tế. Điều này có thể thực hiện thông qua các diễn đàn thế giới.
Yếu tố cuối cùng và cũng là nội dung quan trọng nhất, trong giai đoạn mà cả hai bên đều đang bất măn với nhau, Mỹ cần tiếp tục mở rộng các kênh thông tin liên lạc, vốn đang đứng trước nhiều nguy cơ.
Stavridis nhận định, với những diễn biến hiện nay, viễn cảnh Chiến tranh Lạnh tái diễn đang là một hiểm họa ngày càng có khả năng xảy ra, và không mang lại lợi ích cho bất cứ bên nào.
“Hai chiến binh mạnh mẽ nhất chính là sự kiên nhẫn và thời gian. Mỹ sẽ cần đến cả hai yếu tố này để đối phó với Nga, cùng với một kế hoạch hợp lư”, Stavridis nói.
Mỹ phá sản kế hoạch 4 điểm đối phó Nga?
Tuyên bố mới của Cựu đô đốc Hải quân Mỹ James Stavridis cho thấy mức độ e ngại và đề pḥng của Nhà Trắng đối với Nga trên nhiều lĩnh vực. Không chỉ t́m cách gia tăng trừng phạt về kinh tế, Washington c̣n lên kế hoạch ngăn cản các nỗ lực của Nga trên chiến trường.
Tuy nhiên giới phân tích nhận định, t́nh h́nh thực tế hiện nay đă nằm ngoài sự kiểm soát của Hoa Kỳ. Moskva đang vươn lên thực sự mạnh mẽ và chứng tỏ vai tṛ ngày càng chủ động của ḿnh.
Đầu tiên phải nói đến khu vực biển Đen. Dù Mỹ đang tích cực điều động thêm các lực lượng áp sát tại đây nhưng Moskva đă khôn khéo biến nơi đây trở thành sân sau của ḿnh, khiến nhiều quốc gia nể sợ.
Mỹ phá sản kế hoạch 4 điểm nhằm đối phó và kiềm chế Nga
Việc trang bị 47 tàu chiến và 6 tàu ngầm cùng các hệ thống tên lửa dẫn đường nhiều hơn bất cứ hải quân của nước nào ở Biển Đen, hạm đội Nga đă và đang là "ông lớn" trong mảng an ninh khu vực.
Mới đây, hôm 11/8, Bộ Quốc pḥng Nga cho biết hạm đội Biển Đen của hải quân, hiện đóng ở Crimea, sẽ tiến hành tập trận tại khu vực này nhằm sẵn sàng đối phó với những âm mưu phá hoại.
Cùng với việc gia tăng sự hiện diện trên biển Đen, thời gian gần đây, Nga cũng đang có thêm lợi thế trước NATO khi Thổ Nhĩ Kỳ tỏ rơ thiện chí nối lại t́nh thân. Ankara muốn tái khởi động lại “Ḍng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” và mở cửa eo biển Bosphorus tại thành phố Istanbul sau nhiều giờ bị đóng cửa. Bulgaria cũng không muốn làm mất ḷng Nga và trở nên do dự ở Biển Đen khi đề xuất lập khu vực “phi quân sự” tại khu vực này.
Vấn đề thứ hai đó là gia tăng các biện pháp cấm vận về kinh tế đối với Nga. Dường như thời gian đầu, những nỗ lực của Mỹ và phương Tây có đôi chút hiệu quả. Nhưng càng về sau, châu Âu cũng cảm thấy mệt mỏi khi cấm vận Nga do các nước này cũng bị thiệt hại nặng nề.