VBF-Theo các nhà khoa học thì trái đất của chúng ta vừa mới thoát khỏi thảm họa diệt vong sau khi 1 tiểu hành tinh bay sát gần với trái đất. Việc này đã không 1 ai phát hiện ra cho đến khi theo dõi lại các nhà khoa học mới thấy được. Trung tâm Hành tinh nhỏ thuộc Hiệp hội Thiên văn Quốc tế chuyên thu thập dữ liệu quan sát các hành tinh nhỏ, thiên thạch và vũ trụ, đã phát hiện ra và theo dõi tiểu hành tinh 2016 QA2.
Trước đó, các nhà khoa học không quan sát và phát hiện ra tiểu hành tinh 2016 QA2 vì khoảng cách giữa nó và Trái Đất chỉ bằng 1/4 khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng. Vào ngày 27/8, nó tiến sát đến Trái Đất.
Thời điểm tiểu hành tinh 2016 QA2 bay gần Trái Đất nhất là vào ngày 28/8, chỉ cách 384.400 km.Tiểu hành tinh 2016 QA2 được cho rằng có đường kính dài 35m. Nghĩa là bằng 1/3 chiều dài của sân bóng đá trong SVĐ Mỹ Đình.
Tiểu hành tinh 2016 QA2 nằm trong nhóm Vật thể gần Trái Đất (NEOs).Vì kích thước của nó khá nhỏ nên không thể phát hiện thấy từ xa. Chỉ khi nó tiến gần đến Trái Đất đài quan sát thiên văn mới ghi nhận được. Đài quan sát SONEAR tại Oliveira, Brazil, là đài quan sát đầu tiên phát hiện ra tiểu hành tinh 2016 QA2.
Hình ảnh chụp được cho thấy quỹ đạo bay của tiểu hành tinh 2016 QA2 khi bay sát Trái Đất ở dạng elip rất lạ, nên mất nhiều thời gian để bay qua sao Thủy, sao Kim và sao Hỏa hơn.