Đây một nhận định có cơ sở dựa trên nhận xét về chiến thuật phát triển và ưu điểm kĩ thuật của cả F-35 cũng như các đối thủ. Bởi vì dự án phát triển máy bay tiêm kích kết hợp của Không quân Mĩ chú trọng phát triển F-35 như một máy bay tàng hình hơn là khả năng không chiến. Nói một cách không hề tiêu cực rằng “1 triệu năm nữa” F-35 cũng không địch nổi Su-35 hay RAF Typhoon?
Trị giá 1 nghìn tỉ USD, chương trình F-35 của Không quân Mĩ là một trong những chương trình phát triển vũ khí tốn kém nhất lịch sử. Tuy nhiên, hiệu quả không chiến của F-35 vẫn không thể bằng được, nếu không muốn nói là kém rất xa so với các đối thủ như Su-35 (sản xuất tại Nga) hay RAF Typhoon (sản xuất tại Tây Âu).
Hình ảnh về F-35.
Trong một bài phỏng vấn mới đây của Bussiness Insider, Justin Bronk, nhà nghiên cứu về không qutại Viện Royal United Services đã thẳng thắn nhận xét: "F-35 không bao giờ có thể thắng không chiến với Su-35 hay RAF Typhoon, kể cả trong 1 triệu năm nữa." Đây hoàn toàn là một nhận định có cơ sở dựa trên nhận xét về chiến thuật phát triển và ưu điểm kĩ thuật của cả F-35 cũng như các đối thủ.
Trước đó, trong quá trình phát triển ban đầu, một số báo cáo đã cho thấy F-35 có khả năng không chiến còn thua cả loại máy bay bị thay thế là F-19. Lí do là bởi vì Joint Strike Fighter, dự án phát triển máy bay tiêm kích kết hợp của Không quân Mĩ chú trọng phát triển F-35 như một máy bay tàng hình hơn là khả năng không chiến.
Theo các báo cáo đáng tin cậy, F-35 thể hiện sức mạnh trong khả năng tàng hình, vượt qua radar của địch, phát hiện mục tiêu từ xa và nhận định tình huống. Tuy nhiên, các phi công cho rằng những điều kể trên không phải là các yếu tố hữu dụng trong không chiến như hỗ trợ tìm vị trí và góc xả đạn hợp lí. Trong khi đó, các máy bay tới từ châu Âu như Su-35 hay RAF Typhoon lại cực kì cơ động và hoàn toàn đủ sức tiêu diệt F-35 khi đủ tầm bắn.
Về mặt kĩ thuật, có hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới khả năng không chiến của máy bay. Yếu tố đầu tiên là tỉ lệ gia tốc dọc trục (thurst-to-weight ratio, tính bằng công thức "lực đẩy/khối lượng") thể hiện khả năng tăng tốc của máy bay. Yếu tố thứ 2 là trọng tải cánh (wing loading, tính bằng công thức "trọng tải máy bay/diện tích cánh") thể hiện khả năng giảm lực cản không khí cũng như mang vác vũ khí. Được biết, F-35 không thể hiện được gì nhiều ở cả hai yếu tố này.
"Cả Typhoon và Su-35 đều có tỉ lệ gia tốc dọc trục dương, nghĩa là chúng có thể tăng tốc cả khi bay theo chiều thẳng đứng và nhìn chung khả năng đứng vững trong một đợt tấn công của chúng cao hơn F-35 (đặc biệt là ở mô hình B và C)". ông Bronk nói.
Ngoài ra, cánh của F-35 cũng khá nhỏ và thiên về hướng hỗ trợ khả năng tàng hình hơn. Điều này cũng ảnh hưởng lớn tới khả năng không chiến trực tiếp của máy bay. F-35 thậm chí còn không mang tên lửa dưới cánh. Thay vào đó, máy bay này sẽ giấu tên lửa vào một khoang bên trong thân để tránh việc bị radar phát hiện.
Ông Bronk bổ sung thêm, "Trọng tải cánh của Typhoon và Su-35 đều thấp, nghĩa là cả hai đều là máy bay có cánh lớn. Điều này giúp chúng ổn định hơn cũng như giảm lực cản không khí và tiết kiệm năng lượng."
Su-35 hoàn toàn thắng thế F-35 trong không chiến.
Trong trường hợp Su-35 của Nga phải chiến đấu với F-35, việc F-35 vượt qua khả năng siêu cơ động (supermaneuverabilit y) của Su-35 để giành chiến thắng trong một trận không chiến trực diện là gần như không thể.
"Su-35 sử dụng động cơ đẩy vector, nghĩa là máy bay có thể duy trì kiểm soát và tiếp tục tìm kiếm mục tiêu kể cả khi chuyển sang bay kiểu stall, tức là khả năng supermaneuverability . Đây là một lợi thế lớn khi đối đầu với kẻ địch ở tầm nhìn và tốc độ thấp." ông Bronk nói.
Dù vậy, F-35 với lợi thế thiên về khả năng tàng hình của mình có thể phát hiện Su-35 hay Typhoon từ xa mà không bị phát hiện ngược trở lại. Điều này giúp phi công có thể vạch ra kế hoạch tấn công hay rút lui thích hợp hơn.
Nhìn chung, Không quân Mĩ cần một loại máy bay mạnh mẽ hơn F-35 để có thể thắng được các cuộc không chiến (nếu có) trong tương lai với các đối thủ như Su-35 hay RAF Typhoon.
Vietbf @ sưu tầm.