Rùng ḿnh với sự thật đằng sau cuộc “thảm sát” của tổng thống Philippines - VietBF
 
 
 

HOME

24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Online

Clips

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới > World News |Tin Thế Giới 2006-2019


 
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Rùng ḿnh với sự thật đằng sau cuộc “thảm sát” của tổng thống Philippines
Tổng thống Philippines Duterte đang rất cứng rắn thực hiện chiến dịch chống ma túy đẫm máu của ḿnh. Tuy nhiên, chiến dịch này chẳng khác nào một cuộc thảm sát bởi số lượng người chết đang tăng một cách chóng mặt. Nhiều người dân Philippines cho rằng Tổng thống của họ c̣n đáng sợ và tàn bạo hơn cả ma túy.

Người thân khóc ngất bên quan tài một người bị giết không qua xét xử do dính líu tới ma túy. Ảnh chụp ngày 21/8/2016 tại Manila. (Ảnh: Dondi Tawatao/Getty Images)

11 giờ ngày 25/6, Restituto Castro nhận được một tin nhắn nặc danh yêu cầu rời khỏi tư dinh để đến một địa điểm trên đường MacArthur. Chỉ vài tiếng sau, Rodrigo Duterte đắc cử Tổng thống, và ông hứa sẽ nâng cao “chiến dịch bàn tay sắt” đă tạo nên dấu ấn của ông. “Chúng tôi sẽ không từ bỏ cho đến khi nào ma túy bị xóa sổ hoàn toàn”, Duterte tỏ thái độ không hề nhân nhượng trong phát biểu của ḿnh.

Castro, một người cha 46 tuổi và có 4 con, chẳng phải là ông trùm ma túy hay một gă bán thuốc phiện dạo ǵ hết. Cả cuộc đời, Castro khốn khổ không có điều kiện để mua cho ḿnh một gam “shabu” (tên lóng của methamphetamine). Anh phải nhận việc làm trung gian mua “hàng” cho các bạn, với mục đích là được hút ké vài hơi. Vợ Castro cho biết chồng ḿnh là một người cả nể và sẽ không thể từ chối bạn bè.

Tuy nhiên, cuộc sống của anh chàng làm công việc tài xế trong khách sạn này trở nên ngày càng khó khăn, và Castro quyết định phải rời xa các chất kích thích này trước khi bị lệ thuộc vào chúng. Castro thậm chí đă nói với bà con lần tới sẽ là lần cuối anh dính dáng đến ma túy. Và Castro cũng không thể ngờ rằng “lần cuối” quả thực là “lần cuối”. Đêm đó, anh chết với một viên đạn bắn thẳng vào đầu từ phía sau.

Castro là một trong gần 3.000 người Philippines bị giết trong chiến dịch tuyên chiến tàn bạo với ma túy của Duterte. Ronald De La Rosa, người đứng đầu cơ quan công an tối cao của Philippines, từng tiết lộ rằng có 712 người bị giết tại trụ sở công an, và 1067 người bị công an giết chết trong chiến dịch của Duterte.

Nhưng dường như chẳng có ai ngạc nhiên cả. Cuộc tàn sát này chính là điều Duterte từng cam kết trong quá tŕnh tranh cử của ḿnh: “Tôi sẽ giết tất đám súc sinh liên quan đến ma túy”. Một tháng sau, trong cuộc bầu cử, Duterte thậm chí c̣n trao thưởng cho những người giết được đám buôn bán ma túy.

“Tôi sẽ giết tất đám súc sinh liên quan đến ma túy”
“Trong cuộc chiến với ma túy, nếu ai đó v́ nhiệm vụ mà phải giết cả ngàn người th́ tôi vẫn sẽ bảo vệ họ”, Duterte đă phát biểu như thế trước toàn bộ các cán bộ công an chỉ một ngày sau khi nhậm chức. Duterte thậm chí c̣n khuyến khích người dân tiêu diệt các con nghiện v́ ông lư luận rằng “sẽ quá vô nhân đạo nếu ép cha mẹ của những con nghiện tự tay giết họ”.

Và cuộc thảm sát đă bắt đầu.
Nhưng Philippines không phải là quốc gia duy nhất có quan điểm như vậy về vấn nạn ma túy. Một thống kê mới đây chỉ ra rằng, ngoài Iran và Saudi Arabia, những quốc gia mà pháp luật có quy định tử h́nh những người buôn bán ma túy đều nằm ở khu vực châu Á (bao gồm Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam, Singapore và Indonesia).

Năm 2003, Thái Lan đă từng tuyên chiến với ma túy. Kết thúc chiến dịch này, chính quyền Thủ tướng Thaksin Shinawatra đă bắt được hơn 13000 người, gây nên 1200 vụ giết người chỉ ngay trong tháng đầu tiên tiến hành chiến dịch.

Hai thế kỷ trước, một làn sóng ngoại tụng về các trường hợp phạm tội đă xuất hiện ở Indonesia dưới sự lănh đạo của độc tài Suharto. Trong khoảng thời gian từ năm 1983-1985, hàng ngàn người đă bị giết hại dưới bàn tay nhuốm máu của chính phủ.

Giờ đây, Philippines đang đối mặt với một trong những cuộc chiến lớn nhất lịch sử. Đó là cuộc chiến của Duterte, đặc biệt khi ông này khẳng định sẽ tuyên chiến với ma túy cho tới ngày cuối cùng tại vị.

Duterte cam kết chống ma túy đến ngày cuối cùng tại vị.

“Tôi cóc quan tâm đến nhân quyền”
Duterte đắc cử v́ quan điểm cứng rắn với các loại tội phạm của ông. Nhưng t́nh h́nh tội phạm ở Philippines hiện nay ra sao, và liệu có đáng không khi Chính phủ bất chấp mọi biện pháp để giảm bớt các trường hợp phạm tội?

Philippines không có tên trong các cuộc điều tra của UNODC (Tổ chức chống tội phạm và ma túy của Liên hợp quốc) trong giai đoạn 2013-2014. Nhưng theo báo cáo năm 2015 của Cơ quan thống kê quốc gia, Philippines có 232.685 trường hợp liên quan đến tội phạm làm tổn thương thân thể (trên tổng số dân số là 98 triệu người).

Để tiện cho so sánh th́ cùng kỳ tại Anh quốc, có tới 375.000 trường hợp trên tổng số 64 triệu người. Năm 2014 cũng ghi nhận khoảng 10.294 trường hợp bị cưỡng hiếp tại Philippines. Con số này ở Anh là 30.000 trường hợp, ở Pháp là 12.157 trường hợp (trên tổng dân số 66 triệu người) và 6.294 trường hợp trên tổng số 9,5 triệu người tại Thụy Điển.
Cũng năm đó, có 52.798 vụ cướp giật tài sản tại Philippines. Tỉ lệ này khá cao, tuy nhiên vẫn c̣n kém xa ở Bỉ, với 171.686 vụ trên tổng số 11,2 triệu dân. Philippines cũng chỉ đứng thứ 105/179 trên toàn thế giới nếu xét về tỷ lệ sử dụng súng. Tính trung b́nh, cứ 100.000 người dân Philippines th́ mới có 4,7 khẩu súng. Con số này ở Phần Lan là 45,3; ở Canada là 30 và Australia là 15.

Theo số liệu từ World Bank, năm 2013, Philippines đạt tỉ lệ 9 vụ giết người có chủ ư trên 100.000 người – ngang bằng với Nga. Ở Mông Cổ, con số này là 7, c̣n ở Mỹ là 4. Cơ quan công an quốc gia của Philippines đă công bố tổng số vụ giết người tại 15 thành phố lớn đạt trung b́nh 1.202 vụ/năm trong giai đoạn 2010-2015.

Jennilyn Olayres cầm di ảnh bạn trai Michael Siaron, người bị sát hại trong cuộc chiến chống ma túy. (Ảnh: Noel Celis/AFP/Getty Images)

Tuy nhiên, phần lớn trong số đó đă bị giết trong vỏn vẹn 7 tuần kể từ khi chiến dịch của Duterte bắt đầu. Duterte xem việc tiêu diệt tội phạm là xương sống trong chiến dịch của ḿnh, với tên gọi “giết đủ 100.000 kẻ phạm tội”. Nhở vậy, ông đă giành được 38% phiếu bầu, vượt trội so với các đối thủ.

Trong thời gian là thị trưởng tại Davao, Duterte được xem là đă gây ra khoảng 1.700 cái chết của các tội phạm. Nhưng bản thân ông lại “hứa” sẽ tự tha thứ cho tội ác của hàng loạt những vụ giết chóc nếu tranh cử vào vị trí tối cao của quốc gia. Sau chiến dịch tranh cử, Duterte đă có những hành động khó hiểu.

Ông công khai lăng nhục vợ của một phóng viên, và gọi đại sứ Mỹ Philip Goldberg là “thằng đồng tính chó má”. Những thứ ấy, vẫn có thể được nhắm mắt cho qua bởi Duterte là một người có tư tưởng thông thoáng trong việc phát triển kinh tế và trên hết, ông hứa có thể đem lại sự an toàn cho đất nước.

Tuy nhiên, dù thế nào đi chăng nữa th́ con số 36 người bị giết trong một ngày (kể cả chúng có là tội phạm) vẫn là một cái ǵ đó thật khó để giải thích. Nhưng có vẻ như Duterte cũng chẳng mấy quan tâm đến các loại tội phạm nhất. Tâm trí ông dồn hết vào cuộc chiến chống ma túy.

Đó chỉ là cái để che mắt cho một chính phủ đă đối diện với quá nhiều khó khăn: tham nhũng, nạn đói, bệnh tật, quyền con người và nguy cơ tha hóa văn hóa xă hội. Duterte thậm chí đă được cho rằng sẽ không ngần ngại giết các con đẻ của ḿnh nếu phát hiện chúng dính líu đến ma túy.
Giờ th́ Duterte sẽ bị buộc tội đă gây nên cái chết cho con cái của hàng ngàn người. Nguồn hàng ma túy cung cấp cho Philippines, theo Duterte, chính là từ phía Trung Quốc.

Một người hút ma túy ở Manila. (ảnh: Reuters)

Vậy th́ t́nh h́nh tội phạm ma túy tại Philippine đang ở mức nào? Theo thống kê của UNODC, tỷ lệ sử dụng thuốc kích thích của Philippine là 2,35. Đó là một tỷ lệ cao, nhưng không phải quá đáng sợ. Tỷ lệ sử dụng chất gây nghiện bất hợp pháp tại Philippines là 0,05% - quá ít khi đặt cạnh 5,41% của Mỹ và 3,30% tại Úc.

Với cocaine, Philippines có tỷ lệ người sử dụng khoảng 0,03%, so với 2,40% tại Anh và 2,10% tại Úc và Mỹ. Những số liệu trên có thể cho chúng ta thấy một điều: Philippines thực tế chưa hề ch́m vào hỗn loạn. Đây vẫn là một quốc gia an toàn, với cư dân tỉnh táo, tuân thủ luật lệ và sùng đạo. Có khoảng 37% người Philippines đến nhà thờ hàng tuần.

Thế nhưng, Duterte vẫn có thể thuyết phục mọi người rằng tệ nạn ma túy là hiểm họa mang tính báo động, và chỉ có bàn tay sắt của ông mới có thể cứu Philippines. Một mánh khá cũ trong chính trường. “Chúng ta đang trượt dần về phía quyền lực bạo chúa”, nghị sĩ Leila de Lima cay đắng nói.

Sau một tuần đắc cử, một cuộc điều tra cho thấy 91% người dân Philippines đặt niềm tin cao độ vào Duterte. Một số đại biểu, như Ray Antonio Nadiera – một công nhân tại Cebu, cho rằng những kẻ nghiện ngập phải bị loại trừ. Jamie Co, một công dân tại Manila, cũng cho rằng quan điểm cứng rắn của Duterte là hoàn toàn đúng.

“Trong suy nghĩ của nhiều người Philippines, pháp luật và trật tự là vấn đề lớn, và chính phủ tiền nhiệm đă không thể giải quyết tốt vấn đề đó. Duterte th́ có thể”, Richard Javad Heydarian, giáo sư tại trường ĐH De La Salle cho biết. Thế nhưng, khi thời gian trôi đi và chiến dịch máu lạnh vẫn được tiếp tục, nhiều mối quan ngại đă bắt đầu dấy lên.

Cảnh sát khám nghiệm hiện trường thi thể một người t́nh nghi buôn ma túy bị bắn chết ở Manila. (Ảnh: Dondi Tawatao/Getty Images)

Đầu tiên, đó là sự thật trần trụi đằng sau cuộc chiến chống ma túy: Duterte đă dồn một số lượng lớn tài vật cho công an và quốc pḥng bằng cách cắt giảm 25% ngân sách dành cho y tế. Bên cạnh đó, những lĩnh vực bị cắt giảm c̣n bao gồm nông nghiệp, lao động việc làm, đối ngoại. Thế nhưng ngân sách cho Văn pḥng tổng thống lại tăng gấp 10 lần, trong đó có 1 mục thống kê lên đến 150 triệu USD dành cho “giải trí và tiếp khách”.

“Tôi không rơ mọi vụ hành quyết tội phạm liệu có trực tiếp do chính phủ làm hay không, nhưng không ít th́ nhiều nó cũng liên quan đến chính phủ”, De Lima cho biết. Là người từng đứng đầu Ủy ban quốc gia về quyền con người, bà De Lima vẫn kiên quyết giữ quan điểm đối nghịch với Duterte. Cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng có một chiến dịch hiệu quả để chống lại ngài Tổng thống.

Ngay sau khi Duterte nhậm chức khoảng 2 tuần, bà De Lima đă kêu gọi một cuộc điều tra nhằm vào những vụ giết người ngoài ṿng pháp luật diễn ra đầy bí ẩn. Bà đă phải đối diện với sức ép từ truyền thông được hậu thuẫn bởi vây cánh của Duterte khi cho rằng De Lima có tư tưởng bảo thủ, chống phá lại hệ thống bài ma túy của quốc gia.

Bản thân Duterte cũng đưa ra những công kích cá nhân nhằm vào De Lima khi cho rằng bà này đă tằng tịu với tay lái xe – người mà Duterte tuyên bố đă đứng ra nhận hối lộ thay cho De Lima. Những thông tin đó đă ảnh hưởng nặng nề tới bà De Lima. Ngay cả trong Thượng viện cũng đă có những đồng nghiệp bàn lùi v́ cho rằng một cuộc điều tra vào thời điểm đó hăy c̣n là quá sớm.

“Sớm ư? Hay là đợi tới khi 1000, 10000 hay 100000 người bị giết th́ lúc đó chúng ta mới hành động?”, De Lima phẫn nộ phát biểu hai tuần khi vụ giết người đầu tiên được công khai. Nỗ lực của De Lima đă khiến các cộng đồng bảo vệ nhân quyền quốc tế vào cuộc. Vào tháng 6, hai đại diện của LHQ lên án Duterte v́ những hành vi kích động bạo lực, không chỉ bởi sự việc với thế giới ma túy mà c̣n v́ những ǵ ông ta làm với các phóng viên.

Tổng thống Duterte tại trại lính Capinpin thuộc tỉnh Rizan. (Ảnh: Erik de Castro/Reuters)

Duterte ngay lập tức chửi thẳng mặt LHQ với những từ vô cùng tục tĩu: "M* mày, Liên hợp quốc". Gần đây nhất, Duterte tiếp tục thóa mạ LHQ v́ hành xử “ngu ngốc” khi chỉ trích chiến dịch chống phá ma túy của ông ta, bất chấp những ǵ LHQ đă làm ở Philippines. Duterte cũng đe dọa sẽ thiết chặt quân luật.

“Điều này sẽ làm tổn hại nền dân chủ và pháp quyền của chúng ta”, một nhà hoạt động dân quyền của Philippine cho biết. “Việc sử dụng bạo lực và giết chóc để trấn an tội phạm sẽ mang lại hệ quả xấu về lâu dài”.
Những nhóm vận động toàn cầu như Cơ quan Quan sát Nhân quyền và Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng kêu gọi Duterte phải thay đổi phương hướng tiếp cận cũng như chính sách của ḿnh. Nhưng Duterte chẳng hề lay chuyển. Ông thản nhiên cho biết: “Tôi cóc quan tâm đến nhân quyền”.

"Làm ǵ có quy tŕnh pháp quy nào"
Và ai sẽ là người phải chịu thiệt tḥi nhất? Đó là những cư dân ở khu ổ chuột, Trong những mái nhà không ra nhà, từng gia đ́nh với hàng tá trẻ con chen chúc, sống một cuộc sống tạm bợ. Đời đói nghèo khốn khổ là vậy nên ma túy đóng vai tṛ như một lối thoát – về cả tinh thần lẫn tài chính.

“Nhiều người bị cuốn vào ṿng xoáy ma túy là bởi họ không có bất cứ khoản thu nhập nào – vậy nên thực tế, một phần lớn những đồng tiền thu được từ ma túy là được dùng để trang trải cho gia đ́nh”, Clarke Jones, một nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Australia cho biết.

“Tiền kiếm được từ ma túy rất dễ dàng”, một phạm nhân đă từng vào tù hai lần tại Davao v́ buôn bán ma túy cho biết. “Đôi khi, bạn cũng chẳng nên đổ lỗi cho những người bán ma túy v́ họ làm thế là để nuôi gia đ́nh. Chẳng c̣n lựa chọn nào khác”.

Người dân địa phương chở thi thể 2 người bị sát hại trong cuộc chiến chống ma túy ảnh 17/8/2016. (Ảnh: Ezra Acayan/Reuters)

Chiến dịch máu lạnh của của Duterte đă gây ra biết bao những thảm cảnh cho các mảnh đời, để lại những vết máu thổn thức trên vỉa hè. Chúng ta hăy cùng nghe qua câu chuyện của Ricky Alabon.

Alabon, 45 tuổi, sống trong khu Malabon ở Tây Bắc thủ đô Manila, bị bắn chết trong đêm 5/8. Anh là một bảo vệ cho công ty của gia đ́nh hàng xóm. Vào cái đêm định mệnh đó, theo thường lệ, Alabon đi tuần vào khoảng 11h đêm. Các nhân chứng đă nh́n thấy Alabon bị bủa vây bởi bốn người đàn ông trên 3 chiếc xe máy.

Tiếng đạn vang lên, và hôm sau cảnh sát t́m thấy xác người đàn ông khốn khổ với 11 vết đạn. Alabon ra đi, để lại 4 đứa con thơ dại. “Thú vật, chúng nó là bọn thú vật”, em trai Richard của Alabon đă gào lên như vậy. Richard cho biết thêm, anh trai anh đă quyết tâm trở lại cuộc đời chân chính sau khi thấy tên ḿnh nằm trong danh sách những người sử dụng ma túy được niêm yết.

“Hợp lư thôi, cái quan điểm bài trừ ma túy ấy. Nhưng tại sao lại phải giết người? Chẳng lẽ không thể cho những người dính vào ma túy có cơ hội quay lại ư?”, Richard tỏ ra rất phẫn nộ. “Anh trai tôi đă thực sự thay đổi mà”. Với gia đ́nh Alabon, giống như nhiều cảnh đời khác, đều khó ḷng đi t́m công lư. Lí do là bởi họ quá nghèo.

“Thế c̣n các con của anh ấy th́ sao? Chúng không được đi học nữa. Làm sao để có thể trả lại công lư cho anh trai tôi đây?”, Richard chất vấn.
Người con thứ của Alabon, em Maricar, không cầm được nước mắt khi nói về cái chết của bố ḿnh. “Những ngày đầu chiến dịch của Duterte, mọi chuyện thật tốt đẹp. Nhưng rồi mọi thứ thay đổi. Cảnh sát có vẻ muốn giúp người dân đấy, nhưng sự thực th́ chính họ lại gây ra nhiều cái chết hơn”.

Một thành viên trong gia đ́nh Alabon khác là George th́ không kiềm được cơn giận dữ. “Chính phủ Duterte? Cứ như Saddam (Hussein), bin Laden, Gaddafi vậy. Hitler cũng chỉ ngang hàng với Duterte là cùng”.

Ở phía Nam của Manila, một phụ nữ trẻ tên Jenny, lặng lẽ đứng trước một đám đông khoảng 50 người vây quanh căn nhà của hàng xóm cô. Họ nghe thấy tiếng súng, và khoảng 1 giờ sau, cảnh sát tới và tuyên bố một người đàn ông tên John Paul đă bị giết.

“Cứ như 1 án tử vậy – Duterte giao toàn quyền cho cảnh sát”, Jenny cho biết. “Nếu đối tượng t́nh nghi chống trả, cảnh sát có quyền giết ngay. Nhưng nhiều khi mặc dù không hề chống đối, các đối tượng vẫn bị giết”.
Về phía cảnh sát, họ đều khẳng định những vụ nổ súng dính tới án mạng đều là v́ mục đích pḥng vệ. Họ được sự hậu thuẫn từ chính phủ, miễn là họ đảm bảo thực hiện đúng chức trách của ḿnh. “Đây là lần đầu tiên Tổng thống và các nhà lănh đạo thật sự tập trung vào việc xóa bỏ tệ nạn ma túy”, một cảnh sát giấu tên cho hay. “Sự ủng hộ của Tổng thống chính là nguồn động viên to lớn đối với chúng tôi”.

Người đứng đầu Cơ quan Công an quốc gia, Dela Rosa, đă sát cánh với Duterte từ những ngày ở Davao. Thường được biết đến với cái tên “Bato”, ông là một người khá nổi tiếng. Khi Duterte là thị trưởng, Bato là trưởng công an. Bato là người rất trung thành với Duterte, mặc dù ông từng bị cách chức khỏi Đơn vị Đặc chủng PNP do để lộ thông tin của Duterte trên Facebook.

“Chúng tôi tin tưởng tuyệt đối vào người c̣n lại”, Bato cho biết khi được hỏi về mối quan hệ với Duterte. Ông cũng bác bỏ mọi cáo buộc cho rằng những nhân viên dưới quyền có những hành động phi pháp luật. Bato khẳng định: “Trước khi có những bằng chứng chứng minh được việc đó, những nhân viên của tôi vẫn là những người mẫn cán, hết ḷng v́ nhiệm vụ của họ”.

Điều đó cho thấy mối quan hệ khăng khít giữa Bato và Duterte. Cần phải nói thêm rằng, mặc dù là con của 1 luật sư và 1 công tố viên nhưng Duterte chẳng mấy để tâm đến luật pháp. Câu nói rất nổi tiếng của ông là: “Làm ǵ có quy tŕnh pháp quy nào”.

Trong cùng ngày nói ra câu bất hủ đó, Duterte đă điểm mặt 159 thẩm phán, cán bộ và cảnh sát có dính líu tới ma túy. Ngay lập tức, ông sa thải tất cả các nhân viên cảnh sát nêu trên; thu hồi quyền hạn của các chính trị gia và yêu cầu các thẩm phán phải tới Ṭa án tối cao điều trần trong ṿng 24 giờ.

Theo cách của một nhà độc tài, Duterte, xuất hiện với bộ quân phục tự thiết kế, làm những điều trên trên sóng truyền h́nh trực tiếp quốc gia, chỉ mặt điểm tên từng nhân vật. “Tôi đang cố hiểu cái cách tiếp cận này sẽ đạt được điều ǵ”, Jose Luis Martin Gascon, Chủ tịch Ủy ban Quyền con người Philippines cho hay. “Ông ấy ghét tội phạm, và rồi ông ta nổi đóa với những ai là nạn nhân của tội phạm?”.

Gascon cho biết thêm: “Một vấn đề khác là, khi bạn công khai danh tính của những người này, nguy cơ họ bị tấn công là rất cao”. Bản thân danh sách của Duterte cũng đầy mâu thuẫn. Chánh án tối cao Maria Lourdes đă gửi một bức thư cho Duterte và giải thích chỉ có 4/7 thẩm phán là c̣n đang làm việc. Một trong số họ đă rời cương vị từ năm 2007, một vị khác thậm chí đă qua đời được 8 năm.

Khi Maria đề xuất trừ phi có một lệnh bắt giữ được thông qua nếu không những người kia vẫn là vô tội, Duterte đă bĩu môi cho rằng bà đang nói đùa. Ông cũng dọa sẽ rút mọi sự hỗ trợ với vị trí của Maria. Đương nhiên, có nhiều người phản ứng khi thấy ḿnh có tên trong danh sách đen của Tổng thống. Một trong số đó là cựu thị trưởng Cebu, Michael Rama.

“Chúng tôi bị sốc và rất buồn”, Rama cho biết. Ông đă là thị trưởng tại Cebu trong 6 năm – và ông giữ chức vụ Phó Thị trưởng suốt 1 thập kỷ trước. Rama khẳng định ông luôn giữ quan điểm bài trừ ma túy. Bằng chứng là trong suốt nhiệm kỳ của ông, Cebu đă luôn đấu tranh chống lại tệ nạn này. Rama đă làm mọi biện pháp để gia đ́nh ông được an toàn trước t́nh h́nh này.

Đó là ưu tiên hàng đầu của ông. Nhưng bóng đen ở Manila thật không dễ vượt qua. “Tại Manila bây giờ, mọi người sợ cái cảnh ai đó cưỡi moto và đội mũ bảo hiểm”, một mục sư giấu tên chia sẻ. Anh trai của ông bị bắn chết giống Alabon v́ dính líu tới ma túy. “Tại sao lại thi hành án tử không qua bắt giữ? Chẳng có luật lệ nào quy định như thế cả. Đă đến thời điểm mà luật pháp vô dụng”

“Chúng tôi chẳng phải thuyết phục ai nữa”
Án mạng ngoài ṿng pháp luật không phải là thứ ǵ đó quá xa lạ ở Philippines. Sử gia Alfred McCoy đă liệt kê 3.257 trường hợp bị giết và hơn 70.000 người bị bắt giam dưới chế độ độc tài Ferdinand Marcos. Mà bản thân Duterte th́ luôn bày tỏ sự ngưỡng mộ với Marcos.

“Án mạng ngoài ṿng pháp luật đă xuất hiện từ chính quyền độc tài trước đây”, Gacscon, người từng tận mắt chứng kiến chế độ Marcos, cho biết. “Điều đó hoàn toàn không đáng hoan nghênh”. Lo sợ cho mạng sống của ḿnh, nhiều người dân Philippines đă phải t́m cách để “tránh băo”.

Kể từ khi Duterte cầm quyền, hơn nửa triệu người đă vội chiếm suất trong nhà nước với mục đích tham gia phong trào bài trừ ma túy. Cảnh sát phải lập danh sách những ai bị t́nh nghi dính líu đến ma túy. Danh sách này được gửi đến chính quyền các khu ổ chuột, những người này sẽ kiểm tra và bổ sung thêm trường hợp, dù phải nói việc này diễn ra rất sơ sài.

Khi bị điền tên, nghi phạm sẽ có 3 lựa chọn. Mạo hiểm với số phận – chờ người đến bắn, chờ hoạt động của cảnh sát và trực tiếp đến giải tŕnh với chính quyền. Họ sẽ phải làm cam kết để chứng minh ḿnh không dính líu tới ma túy. Ở đây vẫn có những cơ sở cai nghiện tư nhân, tuy nhiên phần lớn là đă kín đặc chỗ.

Trung tâm The Bridges of Hope đủ sức chứa cho 92 người. Phí đăng kư là 650$ - một con số khá rẻ so với thu nhập, tuy nhiên để đăng kư thành công lại tương đối khó khăn. Kể từ khi Duterte nắm quyền, có khoảng 6 đơn xin vào trại 1 ngày, so với 3 đơn 1 tuần như trước. Trại cai nghiện sẽ phải thống kê, lập danh sách, chờ đợi gia đ́nh xác nhận.

Guillermo Gomez, quản lư ở trại, cho biết do nhu cầu tăng cao nên bây giờ trại cai nghiện chỉ có lo bỏ ai, thêm ai vào. Cũng có những người chọn tự thú, nhưng những trường hợp này thường được đưa vào các chương tŕnh cộng đồng thay vào cách đến các trại tư. Ở những chương tŕnh cộng đồng này, những người tham gia sẽ tham gia các hoạt động có ích và sinh hoạt cộng đồng.

“Nếu những người tham gia cảm thấy họ đă đủ, có nghĩa là họ dă đến lúc thay đổi hoặc có vấn đề ǵ đó đặc biệt. Kể từ giai đoạn này, chúng tôi sẽ giám sát họ chặt chẽ”, Jemar Modequillo, trường công an thành phố Las Pinas cho biết. Nếu đă không chọn những biện pháp trên, vậy chỉ c̣n duy nhất lựa chọn là vào tù. Nhưng ở Phillipine, những nhà tù không hề dễ chịu.

Tại một nhà tù ở Las Pinas, có những buồng tù chỉ vỏn vẹn 10m vuông phải chứa 50 người. Nhiều người không ở lại trong tù lâu, nhưng số lượng tù nhân bị tống vào gia tăng quá nhanh, trở thành điểm đáng lo nghĩ của giới chức. “Chính sách của ông Duterte làm tăng thêm số lượng tội phạm vào tù, nhưng lại không xây thêm nhà tù mới”, Resurrecion Morales, đại diện cho Cục Phục hồi Nhân phẩm thuộc Bộ Tư pháp cho hay.

Cục Phục hồi Nhân phẩm quản lư 7 nhà tù trên toàn Philippines. Tống số người đến trại đă vượt quá con số 41.000. New Bilibid Prison có thể coi là nhà tù có an ninh tốt nhất. Hiện tại ở đây đang phải chứa 14.000 người, trong khi tiêu chuẩn chỉ là 6.000 người. Trớ trêu thay, đây là nơi rất nhiều cuộc mua bán trao đổi ma túy được tiến hành.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Vitaliano Aguirre II nhấn mạnh rằng có khoảng 75% các đơn hàng ma túy xuất phát từ New Bilibid Prison. Trong khi nhiều người nghèo khổ, những nạn nhân bị dính dáng đến ma túy c̣n đang thảnh thơi nhờ kinh doanh tốt và chịu khó đóng góp cho các công tŕnh phúc lợi. Với những bước bảo vệ đến tận chân răng, rất khó để có thể uy hiếp nơi này.

Hệ thống nhà tù gần như bị phá sản dẫn tới việc chính phủ cần có những cách tiếp cận khác. Thế nhưng, sự săn đuổi ráo riết bên ngoài tạo điều kiện cho những tay trùm buôn ma túy thâm nhập vào trong nhà tù và tiến hành hàng loạt vụ mua bán ma túy ở trong tù. Tuy nhiên, việc mất kiểm soát hệ thống nhà tù vẫn chỉ là những ǵ bé xíu so với viễn cảnh đất nước bị mất kiểm soát.

Omeng Mariano, một công nhân 47 tuổi, bị bắn chết một các bí ẩn, để lại hai đứa con nhỏ. Người bạn thân Albert Gonzales đă cố sức ẩn nấp khi thấy nhiều người đeo mặt nạ tiến vào. Gonzales không dám khẳng định đó có phải là cảnh sát không, nhưng họ gọi tên mục tiêu là kư hiệu “Alpha”. Anh ta nghe thấy 4 tiếng súng nổ, nhưng có thể là hai viên đạn được bắn ra cùng một lúc v́ trên thân thể người bạn tội nghiệp có tới 7 vết đạn bắn.

T́nh bạn và trách nhiệm thôi thúc Gonzales phải đứng lên, làm nhân chứng để đ̣i lại quyền lợi cho người bạn, bất chấp ḿnh có thể bị nguy hiểm đến tính mạng. “Kể cả đối phương là ai, tôi cũng sẽ không sợ. Giới chức nên cho những người dính líu đến ma túy một cơ hội sửa sai. Nếu không, họ chẳng khác ǵ thú vật”, Gonzales tự tin tuyên bố.

Thế nhưng Ngài tổng thống có vẻ chẳng mấy mặn mà với “cơ hội sửa sai”. “Giàu hay nghèo th́ tôi cũng thế thôi, đ** ai quan tâm”, Duterte thản nhiên chia sẻ. “Lệnh của tôi là phải hủy diệt bọn chúng!”.

VietBF © Sưu Tầm
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

miro1510
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Release: 09-20-2016
Reputation: 13747


Profile:
Join Date: Oct 2014
Posts: 44,829
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	201.1.jpg
Views:	0
Size:	41.0 KB
ID:	937781
miro1510_is_offline
Thanks: 9
Thanked 2,051 Times in 1,892 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 55 miro1510 Reputation Uy Tín Level 6
miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC10

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 21:53.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.19337 seconds with 14 queries