Vietbf.com - Một bài viết rất đáng đọc khi người Mỹ da đen đă từng bị phân biệt đối xử trầm trọng. Nhưng có nhiều người đă dũng cảm đứng lên cho những chuyện bị kỳ thị người da màu. Và cuối cùng họ đă thắng v́ họ dũng cảm dám đứng lên v́ quyền lợi của chính họ.
Bài THỦY NGÂN
Nước Mỹ đúng là không hoàn hảo thật! Bởi v́ lịch sử nước Mỹ đă ghi nhận có những thời kỳ rất đen tối, như việc người da trắng đă đối xử tàn tệ với nô lệ da đen và nạn kỳ thị chủng tộc.
Dạo trước có thông tin, chính phủ sẽ in tờ tiền 20 mới, trên đó sẽ thay thế chân dung ông tổng thống đời thứ bảy của Hoa Kỳ bằng chân dung của một phụ nữ Mỹ gốc Phi Châu tên Harriet Tubman. Bà từng là nô lệ da đen, thuở nhỏ bị chủ đánh đập rất dă man. Sau đó th́ bà tham gia phong trào giải cứu nô lệ và tranh đấu cho quyền bầu cử của nữ giới.
Sau khi người da đen đă thoát khỏi ách nô lệ, họ vẫn không có cuộc sống tốt hơn. Họ phải làm những công việc chân tay nặng nhọc, phục vụ cho các gia đ́nh da trắng, với đồng lương rẻ mạt. Trường học, khu dân cư dành cho người da trắng riêng người da đen riêng. Người da đen sống trong nghèo khổ, vẫn bị miệt thị và thường xuyên bị đánh đập vô cớ, không có ai đứng ra bênh vực hay phân xử công bằng cho họ.
Những người xuống đường cầm biểu ngữ mang nội dung “Chống Đối Là Tốt Đẹp” để phản đối cảnh sát tại Charlotte, North Carolina đêm thứ Năm. (Nicholas Kamm/ Getty Images)
Và lịch sử đă sang trang vào ngày 1 tháng 12, 1955, Rosa Parks, một phụ nữ da đen năm ấy 42 tuổi, leo lên một chiếc xe buưt và ngồi vào hàng ghế phía trước, phần được ghi là dành riêng cho người da trắng. Dù được yêu cầu rời khỏi đó, Rosa vẫn không chịu đứng lên. Bà bị bắt. Khi đó, luật của tiểu bang Alabama buộc những người da đen như bà phải ngồi ở những hàng ghế sau và lúc nào có yêu cầu đều phải nhường chỗ cho những người da trắng. Việc bắt giữ Rosa khiến những nhà lănh đạo cộng đồng da đen của thành phố Montgomery, quê hương bà, trong đó có Martin Luther King Jr, nhóm họp ngay trong đêm và quyết định: người da đen sẽ tẩy chay xe buưt cho tới khi chính quyền chịu chấm dứt sự phân biệt bất công này. Họ kiên tŕ đấu tranh trong 381 ngày và họ đă thắng. Ṭa Án Liên Bang cuối cùng phải yêu cầu chính quyền địa phương ngưng áp dụng đạo luật phân biệt đó.
Tuy Rosa Parks không phải là một người được ăn học nhiều, nhưng bà đă trở thành nhà hoạt động năng nổ cho nhân quyền v́ cảm thấy rằng bà có quyền được đối xử b́nh đẳng như những người da trắng khác. Noi gương bà, mấy năm sau, bốn học sinh da đen ở North Carolina cũng đă “ngồi ĺ” trong một quầy ăn trưa dành cho người da trắng cho đến khi bị bắt. Vào thời điểm đó, tại những nơi công cộng trên khắp nước Mỹ, người da đen không được ngồi ở nơi dành riêng cho người da trắng. Ngay lập tức, tờ New York Times cũng vào cuộc, họ ủng hộ học sinh trên toàn nước Mỹ tham gia cuộc đấu tranh của bốn học sinh North Carolina. Và cho tới năm 1964, người da đen mới thật sự giành được quyền làm người mà gần 200 năm trước đă được đưa vào bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Mỹ.
Cũng nên biết, Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Mỹ được soạn dựa trên nền tảng Kinh Thánh "Con người sinh ra ai cũng có quyền b́nh đẳng" hay nói đúng hơn b́nh đẳng trước mặt Chúa. Nhưng nếu người da đen im lặng chấp nhận và mặc định kiếp nô lệ đây chính là số phận của họ. Và người da trắng sinh ra đă được Chúa ban cho đặc quyền cai trị người da đen th́ giờ này họ đă được tự do chưa?
Những người này đấu tranh v́ cái ǵ? V́ đảng phái chính trị hay phe nhóm lợi ích nào đó? Không! Không có ǵ cao siêu đến như vậy đâu. Họ chỉ đ̣i hỏi quyền được sống như một con người b́nh thường trong một xă hội tôn trọng luật pháp. Tự do và b́nh đẳng mà mọi người dân Mỹ đang được hưởng là do cha ông của họ đă đấu tranh để giành lấy.
Và giờ đây, vẫn c̣n rất nhiều người Mỹ vẫn tiếp tục tranh đấu trước những bất công trong xă hội để nước Mỹ mỗi ngày tốt đẹp hơn. Nước Mỹ không hoàn hảo nhưng vĩ đại v́ có những con người vĩ đại, không phân biệt màu da hay sắc tộc. Chính họ đă giúp cho nước Mỹ trở thành quốc gia đáng sống của rất nhiều người đến từ mọi nơi trên thế giới.
ST