Mối hận giữa Nga và Mỹ đang như một quả bom nổ chậm. Mọi thứ sẽ có thể nổ tung bất cứ khi nào… Mọi chuyện sẽ thảm hại tới mức nào nếu Mỹ và Nga tiến hành chiến tranh với những loại vũ khí tối tân nhất như hiện nay?
Trong khi xuất hiện thông tin Nga ra lệnh cho tất cả các quan chức đưa người thân sống ở nước ngoài trở về nước, Stratfor cho rằng rủi ro xung đột quân sự trực tiếp giữa Nga và Mỹ vào trước cuối năm 2016 này đă tăng mạnh.
Quan hệ Nga-Mỹ xấu đi nhanh chóng. Trong cuộc trả lời phỏng vấn mới đây, Tổng thống Nga Putin cũng thừa nhận Nga cảm thấy lo lắng v́ sự trượt dốc trong quan hệ với Mỹ. Và dư luận càng cảm thấy bất an khi ngày 12/10 vừa qua, tờ Daily Mail của Anh đưa tin các chính trị gia và nhân vật cấp cao của Nga đă nhận được cảnh báo một cuộc chiến toàn cầu có thể sắp xảy ra từ ông Putin. Đồng thời, các quan chức Nga cũng được lệnh đưa người thân sống ở nước ngoài trở về nước
Đề cập tới quan hệ Nga-Mỹ, hăng phân tích t́nh báo Stratfor của Mỹ cho rằng rủi ro xung đột quân sự trực tiếp giữa Nga và Mỹ vào trước cuối năm 2016 này đă tăng mạnh. Một cơ quan tư vấn chiến lược khác của Mỹ là Viện Kennan thuộc Trung tâm Wilson cũng vừa phát đi báo cáo nhận định quan hệ Nga-Mỹ đă bị đẩy tới chỗ “xung đột công khai”. Đối với chính quyền Mỹ, tờ The Independent của Anh cho biết phát biểu tại phiên họp thường niên của Hiệp hội Lục quân Mỹ ở Washington, D.C ngày 4/10, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, Đại tướng Mark Milley không giấu diếm nói rằng cuộc chiến tranh quy mô lớn giữa quân đội nước này với quân đội Nga hoặc Trung Quốc trong tương lai là "gần như không thể tránh khỏi”.
Trực thăng và tàu chiến Nga trong một cuộc diễn tập ở Biển Đen ngày 9/9/2016. Ảnh: AP
Về phía Nga, nước này cũng không có dấu hiệu nhượng bộ. Hồi đầu tháng, báo chí Nga đưa tin Tổng thống Putin đă kư sắc lệnh đ́nh chỉ một thỏa thuận đă kư với Mỹ về việc xử lư plutonium ở cấp độ vũ khí sau Chiến tranh Lạnh. Phía Nga lư giải quyết định này là do "những hành động thù địch của Mỹ chống Nga" cũng như việc Washington không thực hiện đầy đủ các điều khoản của thỏa thuận. Đây là một tín hiệu rơ ràng đối với chủ nhân Nhà Trắng tương lai và cũng có thể là thông điệp cuối cùng đối với Mỹ của ông Putin: Sau khi hoàn tất bầu cử, Tổng thống Mỹ cần phải lựa chọn giữa việc từ bỏ vị trí bá quyền, b́nh thường hóa quan hệ hai nước trên cơ sở b́nh đẳng với việc tiếp tục duy tŕ trạng thái đối kháng, t́m kiếm sự cân bằng giữa Chiến tranh Lạnh mới và Thế chiến thứ ba.
Nga cũng ư thức được cục diện chính trị, quân sự ngày một xấu đi trong quan hệ với Mỹ. Mấy tháng lại đây, Nga tăng cường diễn tập dân pḥng ở các địa phương, thường xuyên kiểm tra tính sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị, cải cách chế độ tuyển dụng quân dự bị… Đáng chú ư là từ ngày 4 - 7/10 vừa qua, Nga đă tổ chức diễn tập ứng phó bảo vệ người dân trong thảm họa trong một khu vực có quy mô dân số lên tới 40 triệu dân, nghĩa là gần 1/3 tổng dân số Nga. Động thái này diễn ra ngay sau khi Nga đ́nh chỉ thỏa thuận xử lư plutonium kư với Mỹ, khiến thế giới càng lo ngại hơn về nguy cơ Thế chiến thứ ba.